Chiều nay 24-5, văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp đã có thông tin gửi báo giới về việc xuất khẩu các sản phẩm lâm sản của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018 gặt hái được thắng lợi lớn.

Bộ NN-PTNT cũng xác nhận, đến thời điểm này, giá trị xuất khẩu lâm sản đã chiếm tới 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Do giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, giá trị nhập siêu thấp nên giá trị xuất siêu mang về của mặt hàng lâm sản cũng đứng đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
“Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018” – ông Nguyễn Quốc Trị chia sẻ.
Để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm lâm nghiệp, hiện nay Bộ NN-PTNT đang thúc đẩy chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng, ngăn chặn các vụ vi phạm. Trong tháng 5-2018, cơ quan kiểm lâm cùng với chính quyền địa phương đã phát hiện hơn 1.200 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên so với tháng 5-2017, số vụ đã giảm tới 31% do hiện nay Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 13-CT/TW quy định trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra mất rừng.
Vì vậy, các địa phương đang tổ chức cắm chốt bảo vệ rừng tại các điểm nóng về phá rừng, chế biến, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Trong tháng 5, tình trạng phá rừng chủ yếu xảy ra tại tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và Tây nguyên.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Gắn sao cho nông sản Tây Nguyên
-
Lạm phát gây áp lực tăng lãi suất cho vay
-
Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương
-
Quảng bá, kết nối du lịch TPHCM với các tỉnh miền Trung
-
6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ xuất siêu ở mức thấp
-
Giá xăng dầu giảm nhẹ sau 7 lần tăng
-
Từ 1-7, tất cả doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử: Nhiều tiện ích, chống gian lận
-
TPHCM xin đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ
-
Bất chấp khó khăn, số thu ngân sách của TPHCM tăng mạnh
-
Phiên giao dịch cuối tháng 6: Ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, dầu khí… đồng loạt lao dốc