Mái ấm của những người có AIDS

Gần 5 năm qua, chị Đỗ Thị Quý (ngụ tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TPHCM) đã nuôi gần 30 người bị bệnh AIDS. Tất cả họ đều quý mến, cảm phục và vẫn gọi chị bằng cái tên thân thương: “Mẹ Quý”!
Mái ấm của những người có AIDS

Gần 5 năm qua, chị Đỗ Thị Quý (ngụ tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TPHCM) đã nuôi gần 30 người bị bệnh AIDS. Tất cả họ đều quý mến, cảm phục và vẫn gọi chị bằng cái tên thân thương: “Mẹ Quý”!

Chị Quý cùng con trai của một phụ nữ mà chị đùm bọc.

Chị Quý cùng con trai của một phụ nữ mà chị đùm bọc.

Đến nhà chị Quý vào buổi trưa chủ nhật, thấy đứa cháu nhỏ đang chạy chơi, chúng tôi hỏi bà đâu? Cháu bé nhanh nhẩu trả lời: Bà ngoại đang giặt đồ đằng sau nhà. Chị kể, hồi trước chị làm châm cứu, bấm huyệt. Khi gặp một số người có AIDS, chị thương tình muốn giúp chữa bệnh và chăm sóc họ. Và rồi, chị bàn với chồng cùng các con ý nguyện của mình. Hiểu được việc làm nhân đạo của mẹ, các cháu đã ủng hộ và giúp đỡ mẹ. Lúc mới mở nhà nuôi người bệnh, căn nhà nhỏ của chị chỉ đủ nuôi ít người, về sau nhiều người tìm đến xin tá túc, nương nhờ. May được một mạnh thường quân giúp sức, chị thuê căn nhà nhỏ nhưng xung quanh đất rộng ở gần thị trấn Củ Chi làm nơi nuôi người bệnh.

Thời gian đầu, một số người sống xung quanh còn e ngại, cứ nghĩ chị bị bệnh hoang tưởng, tự nhiên đi rước họa vào thân. Vậy mà, sau một thời gian sống, tiếp xúc thân mật với những người hàng xóm, mọi người đã hiểu và thương chị hơn. Riêng người cho thuê nhà, thấy việc làm ý nghĩa của chị nên chỉ lấy có 2 triệu đồng thay vì thời giá 4 triệu đồng/tháng.

Anh Võ Văn Phước, người 36 năm nghiện ma túy và mắc “căn bệnh thế kỷ”, đôi chân anh đầy sẹo đen, cho biết: “Từ ngày vào đây, tui được mẹ Quý chăm sóc, hết ghẻ lở, người khỏe ra, ăn ngủ được, tăng gần chục ký. Mọi người ở đây đối xử với nhau như anh em một nhà, không có ai là đại ca gì cả, người cũ giúp người mới đến, anh em thương nhau lắm, hiếm có chuyện to tiếng với nhau. Tui sẽ chọn nơi đây sống đến cuối đời”.

Khi hỏi về cách tiếp cận những người nghiện ma túy và bệnh AIDS vốn tâm tính thất thường, chị Quý chia sẻ: “Những người có AIDS, những người nghiện sống lang thang đều rất cần một sự chia sẻ chân tình, thông hiểu. Khi chúng ta đùm bọc, cảm hóa được những con người lầm lỡ này sẽ góp phần làm giảm nguy cơ lây lan bệnh tật và những loại tệ nạn khác, kể cả có thể xảy ra trộm cướp, giết người…”.

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chị Quý còn giúp họ có thêm việc làm để nguôi ngoai vượt qua mặc cảm, sống với thời gian còn lại sao cho có ích cho mình và xã hội. Chị đã tìm mua nguyên liệu, vật liệu về và hướng dẫn họ làm những chiếc ví kết cườm xinh đẹp, rồi chị mang đi bỏ mối, bán lẻ. Tiền lời mang về mua thêm thức ăn cho bữa ăn chung. Thấy việc làm nhân đạo của chị, cứ mỗi buổi chiều, chị em tiểu thương ở chợ Củ Chi mang biếu những bó rau, ký cá hay miếng thịt…

Chúng tôi hy vọng, cộng đồng sẽ chung tay tiếp sức cùng chị qua việc làm đầy nhân ái này. Mọi chia sẻ cùng chị Quý xin liên hệ: ĐT: 01218659483.

TĂNG ĐỊNH

Tin cùng chuyên mục