Màng chuyển đổi CO2 thành chất hữu dụng

Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc và New Zealand đã phát triển một loại màng có thể hoạt động trong hơn 5.000 giờ để chuyển đổi hiệu quả CO2 thành acid formic, một chất lỏng hữu dụng.

Sơ đồ tạo acid formic với chất xúc tác từ pin acid chì. Ảnh: NATURE
Sơ đồ tạo acid formic với chất xúc tác từ pin acid chì. Ảnh: NATURE

Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Đại học Auckland đã thiết kế hệ thống màng trao đổi proton. Quá trình chuyển đổi CO2 bền bỉ này được thực hiện nhờ chất xúc tác có nguồn gốc từ pin acid chì không còn được sử dụng. Quá trình điện phân chuyển đổi CO2 thành các hóa chất hữu ích có thể góp phần tạo nên một tương lai bền vững hơn và trung hòa carbon.

Nhà nghiên cứu Văn Sinh Phương của Đại học Huazhong cho biết: “Hệ thống này tương thích với các quy trình khởi động/tắt, đạt hiệu suất chuyển đổi CO2 một lần gần 91% ở mật độ dòng điện 600mA cm-2 và điện áp di động 2,2V và được chứng minh là hoạt động liên tục trong hơn 5.200 giờ. Chúng tôi hy vọng hiệu suất vượt trội này được tạo ra nhờ sử dụng chất xúc tác mạnh mẽ và hiệu quả, bề mặt 3 pha ổn định và màng bền, sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ trung hòa carbon”.

Tin cùng chuyên mục