Các nhà khoa học tại Mỹ đã theo dõi quần thể cây cối ở bang New Mexico tiếp xúc với mức độ tiếng ồn nhân tạo cao trong 15 năm. Họ phát hiện ra rằng những nơi nhiều tiếng ồn, tỷ lệ cây thông con ít hơn 75% so với những nơi yên tĩnh hơn. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dõi các khu vực mà tiếng ồn được bổ sung hoặc giảm bớt để kiểm tra các quần thể cây cối phục hồi như thế nào.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các quần thể cây cối, trong trường hợp này là cây bách xù và cây thông, sẽ phục hồi khi những con chim giẻ cùi, vốn là loài giúp nhân giống các loại cây này, quay trở lại sau khi tiếng ồn biến mất. Nhưng trong dài hạn, họ phát hiện ra rằng số lượng cây con đã giảm vì chim giẻ cùi đã không quay lại các khu vực trên. Đồng tác giả của nghiên cứu, bà Jennifer Phillips, cho biết phát hiện này đã chứng tỏ tác động của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn có thể khiến các loài động vật thụ phấn ngừng hoạt động ngay cả khi tiếng ồn được loại bỏ.
Theo nhà khoa học này, khi đối mặt với ngày càng nhiều các bằng chứng về những thiệt hại đối với thiên nhiên do quá trình đô thị hóa gây ra, các chính phủ cũng cần tính đến vấn đề tác động ô nhiễm tiếng ồn trong các quyết định quy hoạch.
Các tin, bài viết khác
-
Thử nghiệm dự án điện mặt trời bằng AI
-
Hàng trăm ngàn hecta bãi triều biến mất
-
Cá heo vaquita chỉ còn 10 con
-
Nắp cống nghệ thuật
-
NASA thu được âm thanh kỳ lạ của hố đen vũ trụ
-
Bùng nổ ngành công nghiệp vật nuôi ở Trung Quốc
-
Hàn Quốc: 7 hãng sản xuất ô tô thu hồi xe vì lỗi phần mềm
-
Xì gà Cuba đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021
-
Saudi Aramco trở thành công ty giá trị nhất thế giới
-
In thuốc 3D siêu tốc