Mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt

Ngày 3-12, tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên văn hóa với doanh nghiệp 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững” nhằm chấn hưng, phát huy nhân tố văn hóa trong phát triển kinh tế, tạo ra những bước phát triển mới, bền vững trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19 và những thách thức, khủng hoảng trên thế giới hiện nay đã được tổ chức.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp được xem như “trái tim của nền kinh tế”, đóng góp hết sức quan trọng vào những kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng, yếu tố con người là “trái tim, khối óc” của doanh nghiệp, văn hóa là nhân tố nền tảng.

Mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt ảnh 1 Diễn đàn do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT-DL, Bộ Công thương, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: VIẾT CHUNG

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cho rằng, cần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cần phát huy sức mạnh nội sinh văn hóa để hình thành và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam, xây dựng những doanh nghiệp Việt lớn mạnh, không chỉ đủ sức cạnh tranh trên sân nhà mà còn vươn tầm khu vực và thế giới.

Mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt ảnh 2 Các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về tác động của chấn hưng văn hóa đến phát triển kinh tế bền vững; những bài học thực tiễn của các doanh nghiệp Việt Nam về phát huy vai trò của văn hóa trong phục hồi và phát triển kinh tế... Ảnh: VIẾT CHUNG
Bộ trưởng hy vọng, diễn đàn sẽ là hoạt động thiết thực lan tỏa sâu rộng những ý nghĩa, thông điệp của Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; nêu cao vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa như là “đòn bẩy” và trợ lực quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế; đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, hình thành đội ngũ ngày càng đông đảo các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam, tiến tới tiệm cận với mặt bằng văn hóa kinh doanh thế giới để đất nước ta hội nhập quốc tế thành công và ngày càng trở nên phồn vinh, hạnh phúc.
Ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cho biết, dù mới được triển khai một thời gian ngắn nhưng Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam đã nhanh chóng khẳng định sự cần thiết đối với hoạt động kinh doanh nói riêng và sự phát triển toàn diện của từng doanh nghiệp. 

Tin cùng chuyên mục