Việc ông Wunna Maung Lwin tham gia đàm phán thể hiện nỗ lực hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tìm ra giải pháp cho những bế tắc chính trị tại Myanmar.
Theo Bangkok Post, trước đó, quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính cũng như cáo buộc làn sóng biểu tình trong nước hiện nay có hành vi bạo lực.
Đầu tháng 2 vừa qua, ASEAN đã lên tiếng kêu gọi Myanmar theo đuổi “đối thoại, hòa giải và quay lại tình trạng bình thường” sau khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc chính biến và lên nắm quyền ở nước này.
Tuyên bố của ASEAN nêu rõ: “Chúng tôi nhắc lại rằng sự ổn định chính trị tại các nước thành viên ASEAN là cần thiết đối với việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Philippines cảnh báo bão Surigae mạnh lên thành siêu bão
-
Nhật Bản: Tỉnh Osaka đề nghị chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp
-
Tây và Trung Phi mất an ninh lương thực
-
Trung Quốc đẩy nhanh chiến lược tự chủ công nghệ
-
Chấm dứt nạn“cướp”môi trường
-
Brazil yêu cầu phụ nữ hoãn mang thai
-
Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với CH Czech, Ukraine
-
Mỹ - Nhật tạo dựng quan hệ thời kỳ mới
-
Hệ thống y tế Thái Lan nguy cơ quá tải
-
Số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại Ấn Độ đang tăng ở mức đáng báo động