Một lần nữa cho thấy tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của tai nạn rò rỉ khí độc khi làm 4 người bị thương; gia súc chết la liệt; cỏ cây héo úa, xác xơ; cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
Phản ứng nhanh
Theo Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh, vào lúc 9 giờ 13 phút ngày 10-10, đơn vị nhận được tin báo xảy ra vụ rò rỉ khí độc tại trạm chiết nạp khí amoniac nói trên, đơn vị lập tức báo động và xuất phát với đội hình 5 xe chuyên dụng cùng 35 cán bộ - chiến sĩ đến ngay hiện trường, khẩn trương xử lý vụ tai nạn.
Khi đến nơi, công tác trinh sát nhanh chóng được triển khai và thông tin sơ bộ về sự việc cũng kịp thời xác định do đường ống dẫn từ xe bồn vào bồn chứa bị rò rỉ nên một lượng khí amoniac đã tỏa ra môi trường xung quanh.
Trước tình hình đó, đơn vị nhanh chóng thiết lập đội hình xử lý hóa chất, cán bộ - chiến sĩ được trang bị đầy đủ khí tài bảo hộ và trang thiết bị phòng độc tiến hành song song 2 nhiệm vụ: tiến sâu vào khu vực nguy hiểm để khóa van khống chế, ngăn chặn việc khí amoniac tiếp tục thoát ra ngoài môi trường; đồng thời triển khai 4 mũi lăng phun nước dưới dạng sương để làm loãng nồng độ amoniac trong không khí, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của loại khí độc hại này đến nguời dân xung quanh, cũng như cán bộ - chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ.
Lực lượng Cảnh sát PCCC huyện có mặt tại hiện trường đã cùng các lực lượng chức năng khác của địa phương sơ tán khẩn cấp khoảng 200 người dân ở khu dân cư xung quanh và hơn 1.040 học sinh, công nhân viên, giáo viên của Trường Tiểu học An Phú Tây 2 ra xa khu vực có khí độc. 4 nạn nhân bị thương trước đó cũng được khẩn trương đưa đi cấp cứu. Đến 11 giờ 30 cùng ngày, các hoạt động cứu nạn cứu hộ được hoàn tất.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cảnh sát PCCC TPHCM, từ khi thành lập đơn vị đến nay, đây là lần đầu tiên lực lượng trực tiếp tham gia xử lý tai nạn rò rỉ khí độc nguy hiểm như thế này và cán bộ - chiến sĩ của đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tinh thần dũng cảm, cùng tính chuyên nghiệp cao. Để đạt được chiến công này, bên cạnh việc tập thể cán bộ - chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM không ngừng học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sự quan tâm của lãnh đạo UBND TPHCM và Bộ Công an về đầu tư trang bị các loại khí tài, thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên dụng hiện đại đã phục vụ đắc lực, hiệu quả cho công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM.
Hiểm họa tiềm ẩn
Vụ tai nạn rò rỉ khí amoniac vừa qua tại huyện Bình Chánh cũng chính là hồi chuông báo động về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với loại hình cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực PCCC - CNCH, Cảnh sát PCCC TP luôn xác định những cơ sở kinh doanh LPG luôn có nguy cơ về cháy nổ cao. Phần lớn cơ sở này đều nằm trong danh sách phải di dời ra khỏi khu dân cư theo chủ trương chung của lãnh đạo TPHCM. Lực lượng Cảnh sát PCCC TP cũng thường xuyên tổ chức nhiều đợt kiểm tra thực tế về công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh LPG đóng trên địa bàn, phổ biến nhất là các cơ sở kinh doanh gas. Nội dung kiểm tra tập trung vào khoảng cách an toàn và tường ngăn cháy giữa cơ sở với khu dân cư xung quanh; việc lắp đặt hệ thống cảnh báo rò rỉ; việc chấp hành quy định về lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện có tính năng phòng nổ; công tác trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC -CNCH phù hợp với đặc thù của chất kinh doanh tại cơ sở… Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, gây mất an toàn về phòng chống cháy nổ, lực lượng Cảnh sát PCCC TP đã kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC - CNCH (Bộ Công an), để kịp thời ngăn chặn những tai họa tương tự như vụ rò rỉ khí NH3 vừa rồi, vấn đề tiên quyết nhất là phải đảm bảo công tác phòng cháy, phòng nổ, phòng độc, bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh loại hình này được đặt lên hàng đầu. Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng yêu cầu việc quản lý các điều kiện an toàn theo quy định pháp luật của cơ quan chức năng đối với nhóm đối tượng này phải chặt chẽ hơn nữa, nhất là đô thị trọng yếu như TPHCM. Song song đó, phương án di dời những cơ sở nguy hiểm này ra khỏi khu dân cư cần được tiến hành nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả hơn.
Phản ứng nhanh
Theo Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh, vào lúc 9 giờ 13 phút ngày 10-10, đơn vị nhận được tin báo xảy ra vụ rò rỉ khí độc tại trạm chiết nạp khí amoniac nói trên, đơn vị lập tức báo động và xuất phát với đội hình 5 xe chuyên dụng cùng 35 cán bộ - chiến sĩ đến ngay hiện trường, khẩn trương xử lý vụ tai nạn.
Khi đến nơi, công tác trinh sát nhanh chóng được triển khai và thông tin sơ bộ về sự việc cũng kịp thời xác định do đường ống dẫn từ xe bồn vào bồn chứa bị rò rỉ nên một lượng khí amoniac đã tỏa ra môi trường xung quanh.
Trước tình hình đó, đơn vị nhanh chóng thiết lập đội hình xử lý hóa chất, cán bộ - chiến sĩ được trang bị đầy đủ khí tài bảo hộ và trang thiết bị phòng độc tiến hành song song 2 nhiệm vụ: tiến sâu vào khu vực nguy hiểm để khóa van khống chế, ngăn chặn việc khí amoniac tiếp tục thoát ra ngoài môi trường; đồng thời triển khai 4 mũi lăng phun nước dưới dạng sương để làm loãng nồng độ amoniac trong không khí, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của loại khí độc hại này đến nguời dân xung quanh, cũng như cán bộ - chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ.
Lực lượng Cảnh sát PCCC huyện có mặt tại hiện trường đã cùng các lực lượng chức năng khác của địa phương sơ tán khẩn cấp khoảng 200 người dân ở khu dân cư xung quanh và hơn 1.040 học sinh, công nhân viên, giáo viên của Trường Tiểu học An Phú Tây 2 ra xa khu vực có khí độc. 4 nạn nhân bị thương trước đó cũng được khẩn trương đưa đi cấp cứu. Đến 11 giờ 30 cùng ngày, các hoạt động cứu nạn cứu hộ được hoàn tất.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cảnh sát PCCC TPHCM, từ khi thành lập đơn vị đến nay, đây là lần đầu tiên lực lượng trực tiếp tham gia xử lý tai nạn rò rỉ khí độc nguy hiểm như thế này và cán bộ - chiến sĩ của đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tinh thần dũng cảm, cùng tính chuyên nghiệp cao. Để đạt được chiến công này, bên cạnh việc tập thể cán bộ - chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM không ngừng học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sự quan tâm của lãnh đạo UBND TPHCM và Bộ Công an về đầu tư trang bị các loại khí tài, thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên dụng hiện đại đã phục vụ đắc lực, hiệu quả cho công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM.
Hiểm họa tiềm ẩn
Vụ tai nạn rò rỉ khí amoniac vừa qua tại huyện Bình Chánh cũng chính là hồi chuông báo động về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với loại hình cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực PCCC - CNCH, Cảnh sát PCCC TP luôn xác định những cơ sở kinh doanh LPG luôn có nguy cơ về cháy nổ cao. Phần lớn cơ sở này đều nằm trong danh sách phải di dời ra khỏi khu dân cư theo chủ trương chung của lãnh đạo TPHCM. Lực lượng Cảnh sát PCCC TP cũng thường xuyên tổ chức nhiều đợt kiểm tra thực tế về công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh LPG đóng trên địa bàn, phổ biến nhất là các cơ sở kinh doanh gas. Nội dung kiểm tra tập trung vào khoảng cách an toàn và tường ngăn cháy giữa cơ sở với khu dân cư xung quanh; việc lắp đặt hệ thống cảnh báo rò rỉ; việc chấp hành quy định về lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện có tính năng phòng nổ; công tác trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC -CNCH phù hợp với đặc thù của chất kinh doanh tại cơ sở… Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, gây mất an toàn về phòng chống cháy nổ, lực lượng Cảnh sát PCCC TP đã kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC - CNCH (Bộ Công an), để kịp thời ngăn chặn những tai họa tương tự như vụ rò rỉ khí NH3 vừa rồi, vấn đề tiên quyết nhất là phải đảm bảo công tác phòng cháy, phòng nổ, phòng độc, bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh loại hình này được đặt lên hàng đầu. Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng yêu cầu việc quản lý các điều kiện an toàn theo quy định pháp luật của cơ quan chức năng đối với nhóm đối tượng này phải chặt chẽ hơn nữa, nhất là đô thị trọng yếu như TPHCM. Song song đó, phương án di dời những cơ sở nguy hiểm này ra khỏi khu dân cư cần được tiến hành nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả hơn.
Ngày 13-10, Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng đã trực tiếp đến chúc mừng, động viên cán bộ - chiến sĩ cùng tập thể đơn vị Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh, TPHCM. “Nếu tình huống khẩn cấp ấy không được xử lý kịp thời sẽ có khả năng dẫn đến thảm họa rất lớn. Tôi cho rằng, đây là chiến công rất đáng được biểu dương, khen thưởng; đồng thời cũng đáng tự hào của cán bộ - chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh nói riêng, cũng như toàn lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM nói chung”, Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng ghi nhận.