Ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

Sau khi phát hiện ra những chiếc gai siêu nhỏ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên cánh côn trùng, nhóm nghiên cứu Đại học RMIT, Australia (ảnh) đã thiết kế các gai siêu nhỏ đặc biệt, mỗi gai có chiều dài tương đương tế bào vi khuẩn, sau đó ghép chúng lên bề mặt các bộ phận cấy ghép làm bằng vật liệu titan.
Ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu kiểm tra tính hiệu quả của bề mặt titan đã được ghép các gai này trong việc tiêu diệt vi nấm Candida đa kháng thuốc.

Thử nghiệm cho thấy, khoảng một nửa số tế bào Candida đã bị phá hủy ngay sau khi tiếp xúc với bề mặt titan nói trên, số tế bào còn lại bị tổn thương không còn khả năng sống sót và không thể sinh sản hoặc gây nhiễm trùng.

Trưởng nhóm, GS Elena Ivanova, cho biết những phát hiện mới nhất đã làm sáng tỏ thiết kế bề mặt kháng nấm để ngăn chặn sự hình thành màng sinh học của các loại nấm nguy hiểm, đa kháng thuốc.

Trước đây, các bác sĩ sử dụng nhiều loại lớp phủ kháng khuẩn, hóa chất và kháng sinh để tránh nhiễm trùng xung quanh các bộ phận cấy ghép, chẳng hạn như răng giả làm bằng vật liệu titan.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cảnh báo phương pháp này có thể không ngăn chặn được các chủng nấm chống lại thuốc kháng sinh, thậm chí còn làm tăng khả năng phòng vệ của chúng đối với thuốc kháng sinh.

Tin cùng chuyên mục