Năm 2015, Thiện nhập học với nhiều cảm xúc khó tả cùng những giọt nước mắt vì hạnh phúc. Tại phòng tuyển sinh của nhà trường, Thiện đã òa khóc và khóc rất lâu khi nghe thầy giáo cho biết: “Con về chuẩn bị làm thủ tục nhập học”. Đây là niềm vui khôn tả của em sau 12 năm học phổ thông với biết bao công sức của gia đình, thầy cô và bạn bè đã giúp em vượt qua. “Khi học lớp 12, em nói mãi mới được một câu, viết mãi mới được một dòng, chắc không thể tiếp tục học lên nữa. Nhưng từ thầy hiệu trưởng đến cô giáo chủ nhiệm đều khuyến khích em học tiếp”, Thiện cho biết.
Không phụ lòng của gia đình, thầy cô và bạn bè, Thiện đã quyết tâm thi đậu đại học. Trong hồ sơ của Thiện thể hiện rõ tình trạng khuyết tật, nhưng nhà trường đã chào đón đón em vào. Thạc sĩ Nguyễn Duy Hải, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của trường, cho biết: “Chủ trương của nhà trường là học tập suốt đời, tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập để sau này có thể tự lo cho mình và đóng góp cho xã hội. Từ khi Thiện vào học, khoa nói trước với các thầy cô, mong thầy cô lưu tâm để ý, có phương pháp làm sao cho em theo kịp các bạn. Lớp Xã hội học của Thiện có đến gần 100 sinh viên và Thiện trải qua chương trình học tập như tất cả các bạn, không nhận bất cứ sự ưu ái nào từ giảng viên. Với hai tay co quắp nhưng Thiện vẫn cần mẫn đánh máy khi làm tiểu luận và chưa bao giờ nộp quá hạn bất cứ tiểu luận nào”.
Suốt 4 năm học, Thiện luôn cố gắng và chưa bao giờ dùng lý do khuyết tật để từ chối một công việc gì. Ở lớp, Thiện là đầu mối gắn kết các bạn. Ở trường, Thiện là thành viên nhiệt tình của nhiều câu lạc bộ. Thầy cô giúp Thiện vào Câu lạc bộ MC để tập điều hòa hơi thở khi nói, tập phát âm, thuyết trình rõ hơn. Thầy cô tin tưởng đưa Thiện vào Câu lạc bộ Đại sứ để đến các trường phổ thông truyền tinh thần, cảm hứng học tập cho lớp đàn em…
Trước ngày lên bục nhận bằng cử nhân, Phan Tích Thiện cho biết, em bị động kinh cục bộ bẩm sinh, thường xuyên lên cơn co giật... nên bản thân không thể nghĩ có thể hoàn thành giấc mơ đại học như hôm nay. Mong muốn của em là kiếm được việc làm phù hợp với khả năng của mình, đồng thời sẽ hỗ trợ, chia sẻ được với những trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội.
Các tin, bài viết khác
-
Quảng Bình: Phó Chủ tịch UBND xã cho con học trái tuyến để được hưởng trợ cấp bán trú
-
Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT
-
Bình Dương: Hơn 400 học sinh phải thi lại do đề bị lộ
-
Thiếu trách nhiệm
-
Tuyển sinh đại học năm 2022: Sức hút các kỳ thi riêng
-
Chủ tịch UBND TPHCM làm Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TPHCM
-
Thí sinh là F0 tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại phòng thi riêng
-
Sẽ có nhiều thay đổi về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
-
Hạnh phúc nhờ tình yêu trẻ
-
Hơn 500 học sinh, sinh viên thi tay nghề