Quả thật, em dâu tôi (người Đức), đặt vấn đề: “có người bạn em, biết chị có bầu nên ngỏ ý muốn tặng lại đồ cũ của con nó dùng rồi. Chị có nhận không?”. Tôi mừng ríu rít. Chỉ hôm sau đó, nó khệ nệ mang đến cho tôi túi lớn túi nhỏ. Của cho không bằng cách cho. Nhìn cách xếp đồ cũng biết cái tâm của người cho, không phải cho đi xong việc, mà trong mỗi bộ quần áo trẻ con được là gấp phẳng phiu thơm thoang thoảng, biết được sự nâng niu từ chủ nhân của nó. Ngoài quần áo trẻ em đơn thuần, còn có những con thú ngủ hay tranh thêu rất đáng yêu ngộ nghĩnh. Rồi lần lượt, rất nhiều chị em nhiệt tình soạn đồ cũ của con cho tôi.
Đến khi trẻ đến giai đoạn biết đi biết chạy, biết đòi đi chơi công viên, khu vui chơi trẻ em, thì mới thấy đúng là không cần mua nhiều đồ mới cho con làm gì. Mẹ tôi người Việt, có lần nhìn thằng con Toni nghịch bẩn lê la quá, mới xót và la mắng con. Ông chồng Đức trấn an ngay! “cứ để cho con được bẩn. Máy giặt, máy sấy dùng để làm gì?. Em cấm con nghịch bẩn khác nào cấm sự tự do của trẻ”.
Đấy là mặc, giờ là chuyện chơi. Ở Đức, điều bố mẹ cấm kỵ nhất là để con trong nhà từ sáng tới chiều, không đưa bé ra ngoài vui chơi, bất luận thời tiết gì. Giả sử có đang chơi mà trời đổ mưa, thì đã có ủng và bộ đồ mưa của trẻ con luôn mang theo. Trẻ con mặt mũi lấm lem, bẩn thỉu? Chuyện bình thường trong các cuộc chơi vì chúng thường thích rúc vào xó xỉnh nào đó, hái lượm các loạt hạt loại quả.
Thường mỗi đứa trẻ được bố mẹ sắm cho cái túi nhỏ xinh để đựng quả Kastanie (thứ quả có vỏ gai và sần sùi, trong có hạt to đen bóng, mùa tháng 10 quả già rụng xuống, lộ hạt to bên trong, bọn trẻ nhặt hạt này mang về xếp và trang trí thành hình con thú hay theo trí tưởng tượng của từng trẻ). Sau một hồi lượm lặt rồi mở ra so xem đứa nào nhặt được nhiều hơn và hạt quả to hơn. Đứa giành chiến thắng về nhà sướng chả cần ăn tối, vẫn đủ no đến tận ngày hôm sau. Ở bãi lau sậy phía xa, vẫn thuộc khu vui chơi trẻ em, một nhóm trẻ khác đang đuổi theo một con ếch. Chúng không bắt hay nghịch phá con vật đó, vì ở trường đã được các cô giáo dạy cách yêu thương và trân trọng sự sống trong tự nhiên - mà chỉ hò reo và nhìn theo dấu con ếch đó đang nhảy. Đứa nào đứa đấy được nai nịt ủng đi mưa, áo mưa và quần đi mưa riêng biệt. Nhìn chúng từ đầu tới chân lấm lem bùn đất. Nhưng bố mẹ chúng không hề la mắng, về nhà thay đồ giặt sau, không hề gì. Quần áo mưa dễ giặt dễ chùi, ủng thì vứt ở góc vườn, lần sau dùng tiếp.
Đến khi trẻ đến giai đoạn biết đi biết chạy, biết đòi đi chơi công viên, khu vui chơi trẻ em, thì mới thấy đúng là không cần mua nhiều đồ mới cho con làm gì. Mẹ tôi người Việt, có lần nhìn thằng con Toni nghịch bẩn lê la quá, mới xót và la mắng con. Ông chồng Đức trấn an ngay! “cứ để cho con được bẩn. Máy giặt, máy sấy dùng để làm gì?. Em cấm con nghịch bẩn khác nào cấm sự tự do của trẻ”.
Đấy là mặc, giờ là chuyện chơi. Ở Đức, điều bố mẹ cấm kỵ nhất là để con trong nhà từ sáng tới chiều, không đưa bé ra ngoài vui chơi, bất luận thời tiết gì. Giả sử có đang chơi mà trời đổ mưa, thì đã có ủng và bộ đồ mưa của trẻ con luôn mang theo. Trẻ con mặt mũi lấm lem, bẩn thỉu? Chuyện bình thường trong các cuộc chơi vì chúng thường thích rúc vào xó xỉnh nào đó, hái lượm các loạt hạt loại quả.
Thường mỗi đứa trẻ được bố mẹ sắm cho cái túi nhỏ xinh để đựng quả Kastanie (thứ quả có vỏ gai và sần sùi, trong có hạt to đen bóng, mùa tháng 10 quả già rụng xuống, lộ hạt to bên trong, bọn trẻ nhặt hạt này mang về xếp và trang trí thành hình con thú hay theo trí tưởng tượng của từng trẻ). Sau một hồi lượm lặt rồi mở ra so xem đứa nào nhặt được nhiều hơn và hạt quả to hơn. Đứa giành chiến thắng về nhà sướng chả cần ăn tối, vẫn đủ no đến tận ngày hôm sau. Ở bãi lau sậy phía xa, vẫn thuộc khu vui chơi trẻ em, một nhóm trẻ khác đang đuổi theo một con ếch. Chúng không bắt hay nghịch phá con vật đó, vì ở trường đã được các cô giáo dạy cách yêu thương và trân trọng sự sống trong tự nhiên - mà chỉ hò reo và nhìn theo dấu con ếch đó đang nhảy. Đứa nào đứa đấy được nai nịt ủng đi mưa, áo mưa và quần đi mưa riêng biệt. Nhìn chúng từ đầu tới chân lấm lem bùn đất. Nhưng bố mẹ chúng không hề la mắng, về nhà thay đồ giặt sau, không hề gì. Quần áo mưa dễ giặt dễ chùi, ủng thì vứt ở góc vườn, lần sau dùng tiếp.
Trẻ em Đức vui chơi ở hồ bơi trong rừng ảnh: Minh Thuật
Chỉ có niềm vui trẻ thơ, là thứ vô giá không đong đo đếm được, chỉ cần bố mẹ bớt chút thời gian chăm chút cho con là có. Nó khác hẳn với việc quẳng vào tay con cái iPpad hay mở tivi cho con xem tối ngày, phó mặc tuổi thơ con vào những trò giải trí công nghệ cao.