Nước ngọt đang “hồi sinh” ở Nam bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày 18-3, Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã có mưa trên diện rộng, diễn ra cả ngày. 

 

Vùng 2 Hải quân tặng bồn nước giúp dân
Vùng 2 Hải quân tặng bồn nước giúp dân

Theo cập nhật từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đến 19 giờ 18-3, mưa đá và dông lốc đã xảy ra tại Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn, làm ít nhất 2.260 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái, thủng dột. Thiên tai còn làm 870ha hoa màu gãy đổ, 208 gia cầm và 6 gia súc bị chết. 
 
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, mưa đá đã làm 82 nhà bị tốc mái, vỡ ngói, thủng tôn lợp tại huyện Bắc Hà, Lào Cai...  Tại miền Nam, Tổng cục Thủy lợi Bộ NN-PTNT cho biết, độ mặn ở các cửa sông vùng ĐBSCL đang có xu thế tiếp tục giảm từ nay đến ngày 20-3, sau đó tăng nhẹ từ ngày 21 đến 25-3, rồi lại tiếp tục xu thế giảm từ ngày 25-3 đến ngày 4-4. Do đó, bản đồ nước ngọt đang “hồi sinh” và lan dần tại Nam bộ. 

Theo bản đồ của Bộ NN-PTNT, trong thời gian xâm nhập mặn giảm, các khu vực có khả năng xuất hiện nước ngọt, có thể lấy được nước khi triều thấp, chân triều gồm: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An, từ 75-85km trở vào, thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức và xã Mỹ Phú, TP Tân An; sông Cổ Chiên từ 35-40km trở vào thuộc xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre; sông Hậu, từ 40-45km trở vào thuộc xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; sông Cái Lớn, từ 45-50km trở vào thuộc xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Riêng các cửa sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại thuộc 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, mặn vẫn liên tục duy trì ở mức cao, ít có khả năng xuất hiện nước ngọt, kể cả vào lúc chân triều. 

Tin cùng chuyên mục