Ô nhiễm thủy ngân tại Bắc cực tăng 10 lần

Nồng độ thủy ngân trong khí quyển ở Vòng Bắc cực đã tăng 10 lần kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp vào giữa những năm 1800,... 

Một báo cáo do Chương trình giám sát và đánh giá Bắc cực (AMAP) thuộc Hội đồng Bắc cực (gồm 8 quốc gia) thực hiện đã xem xét dữ liệu trong 20 năm từ nhiều nghiên cứu khác nhau, vừa tiết lộ nồng độ thủy ngân trong khí quyển ở Vòng Bắc cực đã tăng 10 lần kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp vào giữa những năm 1800, gây ra những rủi ro ngày càng lớn đối với sức khỏe của cộng đồng bản địa và động vật hoang dã trong khu vực.

Theo báo cáo, 90% ô nhiễm thủy ngân đến từ khí thải công nghiệp và các hoạt động khác của con người. Khoảng 98% lượng khí thải này được tạo ra ở xa Vòng Bắc cực nhưng được khí quyển, sông và đại dương mang về phía Bắc, khiến nồng độ nguyên tố này cao hơn so với các khu vực phía Nam.

Các nhà nghiên cứu cho biết cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi các hợp chất thủy ngân ngấm vào môi trường từ băng tan và lớp băng vĩnh cửu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng làm ấm và axit hóa nước biển, có thể khiến động vật biển di chuyển về phía Bắc, nơi nồng độ thủy ngân trong khí quyển cao hơn.

Tin cùng chuyên mục