![]() |
Sau 3 tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện đồ trang sức bằng đá và thủy tinh như khuyên tai hình vành khăn, hạt chuỗi mã não, đá ngọc, thủy tinh...
Kết quả trên được xem là phát hiện mới của các nhà khảo cổ trên mảnh đất Hội An, qua đó giúp xác định rõ hơn về quy mô và tính chất của Di tích Thanh Chiếm, cũng như tại Quảng Nam. Đặc biệt, giúp cung cấp thêm nhiều thông tin quý về tục táng của các cư dân Sa Huỳnh xưa trên mảnh đất này.
Được biết, đây là lần thứ hai các di tích khảo cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh tại Hội An được phát hiện và khai quật.
Trước đó, vào tháng 7-1989 nhiều di tích mộ táng tại các địa điểm như Bãi Ông, Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang, Xuân Lâm; di chỉ cư trú tại Hậu Xá I, Đồng Nà, Khu vực I Cẩm Phô, Trảng Sỏi, Lăng Bà… cũng đã được khai quật và đã thu nhặt hiện vật mang về trưng bày tại Bảo tàng Sa Huỳnh Hội An