° PHÓNG VIÊN: Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố muốn rút khỏi Syria hồi đầu tháng 4, để nước khác thay thế, nay lại không kích với lý do Syria sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công thị trấn Douma hôm 8-4, phải chăng Mỹ có sự dao động trong vấn đề Syria, thưa ông?
° Ông NGUYỄN HỒNG THẠCH: Tôi không nghĩ Mỹ do dự hay thay đổi trong vấn đề Syria. Mỹ tuyên bố rút ra khỏi Syria không đồng nghĩa với bỏ Syria. Nếu quân Mỹ ở lại và tấn công mục tiêu Syria có nghĩa vi phạm chủ quyền Syria. Rút khỏi Syria cũng là cách để tránh tổn thất lực lượng vì quân Mỹ cũng có thể là mục tiêu của bên khác. Nhưng Mỹ rút trên bộ không có nghĩa rút khỏi vấn đề xung đột Syria, không có nghĩa sẽ bỏ lợi ích của mình cũng như của đồng minh ở Syria. Chính vì thế Mỹ chuyển hình thức thực hiện: vẫn duy trì lợi ích của mình ở Syria cũng như khu vực bằng cách thực hiện theo cách như mọi người thấy, tức tấn công với lý do chưa được kiểm chứng là chất độc hóa học. Tất nhiên, cả thế giới không chấp nhận tấn công bằng vũ khí hóa học vì điều đó bị cấm. Cộng đồng thế giới vẫn tiếp tục tìm hiểu ai là thủ phạm đứng sau vụ tấn công đó. Dù sao, tấn công tên lửa chỉ là tiếp tục bằng phương tiện khác.
° Khủng hoảng Syria đã từ vấn đề nội bộ chuyển sang vấn đề khu vực Trung Đông, từ nội chiến chuyển sang chiến tranh khu vực và thậm chí chiến tranh quốc tế. Nga cũng được nhắc đến như một vai trò quan trọng. Vậy đối đầu trực diện với Nga có nên?
° Vụ điệp viên bị đầu độc đã làm cho quan hệ của Nga và các nước phương Tây căng thẳng. Cũng có thể nhân chuyện này, Mỹ mượn cớ vũ khí hóa học để thể hiện thái độ với Nga. Nhưng thực sự nếu có thì nó cũng chỉ là tác động nhỏ, không thể dựa vào đấy để nói vì thế Mỹ tấn công Syria.
° Hàng chục ngàn người tị nạn đang ngày ngày cố gắng tiến vào châu Âu. Xét về góc độ người dân, liệu có nguy cơ một cuộc khủng hoảng di cư mang tính toàn cầu?
° Thực ra tấn công lần này chỉ là tấn công chớp nhoáng và không kéo dài nên chắc sẽ không tạo ra làn sóng tị nạn. Nếu có thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp ngay vì dân ở vùng chiến sự sẽ dạt sang các vùng bình yên hơn của Syria chứ chưa thể kích động thành làn sóng di cư mới sang châu Âu.
° Các vòng đàm phán tìm giải pháp cho Syria, từ Geneva đến Astana, Sochi đã có kết quả nhất định, giúp ổn định phần nào tình hình trước khi xảy ra vụ tấn công ở Douma. Vậy đâu là giải pháp tiếp theo để tiếp tục thúc đẩy các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế?
° Theo tôi, đối với các giải pháp tiếp theo cho vấn đề này sẽ không có cách gì khác ngoài việc các bên vẫn tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán. Sẽ không thể giải quyết được bằng giải pháp quân sự, trong khi ở thực địa thì lực lượng của ông al- Assad đã giải phóng và kiểm soát gần hết lãnh thổ. Vì vậy, các bên có thể bàn bạc thỏa thuận với nhau. Ông al-Assad có thể có nhượng bộ với phe đối lập. Giờ không nói trước được các thỏa hiệp. Sau tấn công, Ngoại trưởng Pháp cũng tuyên bố cần tìm một giải pháp chính trị để chấm dứt tình trạng khủng hoảng hiện nay ở Syria. Hy vọng sẽ có một thỏa thuận chính trị phù hợp cho tất cả các bên.
° Xin cảm ơn ông
° Ông NGUYỄN HỒNG THẠCH: Tôi không nghĩ Mỹ do dự hay thay đổi trong vấn đề Syria. Mỹ tuyên bố rút ra khỏi Syria không đồng nghĩa với bỏ Syria. Nếu quân Mỹ ở lại và tấn công mục tiêu Syria có nghĩa vi phạm chủ quyền Syria. Rút khỏi Syria cũng là cách để tránh tổn thất lực lượng vì quân Mỹ cũng có thể là mục tiêu của bên khác. Nhưng Mỹ rút trên bộ không có nghĩa rút khỏi vấn đề xung đột Syria, không có nghĩa sẽ bỏ lợi ích của mình cũng như của đồng minh ở Syria. Chính vì thế Mỹ chuyển hình thức thực hiện: vẫn duy trì lợi ích của mình ở Syria cũng như khu vực bằng cách thực hiện theo cách như mọi người thấy, tức tấn công với lý do chưa được kiểm chứng là chất độc hóa học. Tất nhiên, cả thế giới không chấp nhận tấn công bằng vũ khí hóa học vì điều đó bị cấm. Cộng đồng thế giới vẫn tiếp tục tìm hiểu ai là thủ phạm đứng sau vụ tấn công đó. Dù sao, tấn công tên lửa chỉ là tiếp tục bằng phương tiện khác.
° Khủng hoảng Syria đã từ vấn đề nội bộ chuyển sang vấn đề khu vực Trung Đông, từ nội chiến chuyển sang chiến tranh khu vực và thậm chí chiến tranh quốc tế. Nga cũng được nhắc đến như một vai trò quan trọng. Vậy đối đầu trực diện với Nga có nên?
° Vụ điệp viên bị đầu độc đã làm cho quan hệ của Nga và các nước phương Tây căng thẳng. Cũng có thể nhân chuyện này, Mỹ mượn cớ vũ khí hóa học để thể hiện thái độ với Nga. Nhưng thực sự nếu có thì nó cũng chỉ là tác động nhỏ, không thể dựa vào đấy để nói vì thế Mỹ tấn công Syria.
° Hàng chục ngàn người tị nạn đang ngày ngày cố gắng tiến vào châu Âu. Xét về góc độ người dân, liệu có nguy cơ một cuộc khủng hoảng di cư mang tính toàn cầu?
° Thực ra tấn công lần này chỉ là tấn công chớp nhoáng và không kéo dài nên chắc sẽ không tạo ra làn sóng tị nạn. Nếu có thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp ngay vì dân ở vùng chiến sự sẽ dạt sang các vùng bình yên hơn của Syria chứ chưa thể kích động thành làn sóng di cư mới sang châu Âu.
° Các vòng đàm phán tìm giải pháp cho Syria, từ Geneva đến Astana, Sochi đã có kết quả nhất định, giúp ổn định phần nào tình hình trước khi xảy ra vụ tấn công ở Douma. Vậy đâu là giải pháp tiếp theo để tiếp tục thúc đẩy các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế?
° Theo tôi, đối với các giải pháp tiếp theo cho vấn đề này sẽ không có cách gì khác ngoài việc các bên vẫn tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán. Sẽ không thể giải quyết được bằng giải pháp quân sự, trong khi ở thực địa thì lực lượng của ông al- Assad đã giải phóng và kiểm soát gần hết lãnh thổ. Vì vậy, các bên có thể bàn bạc thỏa thuận với nhau. Ông al-Assad có thể có nhượng bộ với phe đối lập. Giờ không nói trước được các thỏa hiệp. Sau tấn công, Ngoại trưởng Pháp cũng tuyên bố cần tìm một giải pháp chính trị để chấm dứt tình trạng khủng hoảng hiện nay ở Syria. Hy vọng sẽ có một thỏa thuận chính trị phù hợp cho tất cả các bên.
° Xin cảm ơn ông