Quảng Ninh đứng đầu năm thứ 4 liên tiếp về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ​

Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 và là năm thứ 4 liên tiếp đứng đầu. Sau Quảng Ninh, trong nhóm 10 địa phương, lần lượt là: Đồng Tháp, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Hải Phòng, Bến Tre, Hà Nội và Bắc Ninh.
Quang cảnh lễ công bố
Quang cảnh lễ công bố

Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố trực tuyến báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng nay 15-4.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp Quảng Ninh đứng ở vị trí quán quân này.
Đứng thứ hai vẫn là Đồng Tháp, nhưng năm nay Long An đã vươn lên nắm giữ vị trí số 3 của Vĩnh Long. Bình Dương, Đà Nẵng lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5. Vĩnh Long tụt xuống vị trí thứ 6, còn Hải Phòng đã lọt vào top 10 ở vị trí thứ 7. Bến Tre, Hà Nội, Bắc Ninh giữ các vị trí còn lại của top 10.
Với 65,70 điểm, TPHCM xếp ở vị trí thứ 14.
Đáng lưu ý, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam cải thiện theo thời gian. Đây là năm thứ 4 liên tiếp tỉnh trung vị trong bảng xếp hạng có điểm PCI trên 60 điểm (thang điểm 100). Khoảng cách điểm số giữa tỉnh có kết quả cao nhất và tỉnh có kết quả thấp nhất tiếp tục xu hướng thu hẹp. Điều đó cho thấy, các tỉnh nhóm sau trong bảng xếp hạng PCI đang có nỗ lực để thu hẹp khoảng cách với các tỉnh dẫn đầu.
TPHCM có trong danh sách 10 địa phương có cơ sở hạ tầng có điểm số cao nhất (đứng thứ 5, sau Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Quảng Ninh).
Báo cáo PCI nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Không chỉ có bảng xếp hạng PCI 2020, phân tích về chuyển động của môi trường kinh doanh năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua, Báo cáo PCI 2020 còn định vị sức hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư và phản ánh kỳ vọng về các nỗ lực cải cách trong 5 năm tới.

Báo cáo PCI 2020 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.300 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.700 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần 1.600 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại 22 địa phương ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

25.000 là số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong cả nước. Có đến hơn 96% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cộng với việc năng lực liên kết còn hạn chế đã khiến cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường

Địa ốc

Tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ thị trường bất động sản

Tại diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 22-9 ở Hà Nội, các chuyên gia đã thẳng thắn nhận định, những chính sách hỗ trợ thị trường BĐS trong thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Nông nghiệp

Du lịch

Thông tin kinh tế

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng lúa và nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước hiện nay. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực tam nông: nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
Dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch được vinh danh Dự án đáng sống năm 2023

Dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch được vinh danh Dự án đáng sống năm 2023

Ngày 22-9-2023, trong khuôn khổ “Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (trực thuộc VCCI) tổ chức, dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) do T&T Homes (thành viên của T&T Group) tư vấn phát triển đã được vinh danh “Dự án đáng sống năm 2023”, hạng mục "Dự án tiềm năng".