Ứng dụng sẽ cho phép báo cáo và phản hồi về các trường hợp nghi vấn xâm hại trẻ em để nhận được sự hỗ trợ cần thiết, đồng thời hỗ trợ công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ trẻ em.
Bên cạnh đó, kho thư viện tài liệu cũng được xây dựng nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về quyền trẻ em cùng một số kỹ năng giáo dục an toàn cho trẻ em.
15 năm qua, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em - phím số diệu kỳ 18001567, nay là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến.
Tổng đài đã tư vấn hơn 300.000 ca và hỗ trợ, can thiệp gần 5.000 trường hợp trẻ em bị xâm hại. Các cuộc gọi về xâm hại, bạo lực trẻ em có xu hướng tăng đột biến trong 3 năm gần đây.
Đặc biệt trong các ca can thiệp của tổng đài, các ca bạo lực, xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao (34,6% ca là bạo lực và 34,8% là xâm hại tình dục). Số lượng cuộc gọi đến tổng đài nhiều nhất là các tỉnh đến từ miền Bắc, trong đó cao nhất là đồng bằng sông Hồng (32,9%), các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (22,4%). Các địa phương có ít cuộc gọi đến nhất là khu vực Tây Nguyên.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hệ sinh thái số VNPT HKD sẵn sàng nhiều tiện ích hỗ trợ hộ kinh doanh
-
Khai giảng khóa đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Ra mắt hệ thống huấn luyện, đào tạo an ninh mạng
-
Tiếp nhận phản ánh sai phạm về dịch vụ truyền hình OTT TV
-
Phát sóng dịch vụ 5G trên địa bàn tỉnh Long An
-
Báo động về quản lý dữ liệu cá nhân
-
Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng giá trị tại SHTP
-
Thủ tướng khảo sát các dự án công nghệ thông tin, công nghệ cao tại Đà Nẵng
-
Dễ dàng và tiết kiệm khi đăng ký các dịch vụ chuyển đổi số qua nền tảng oneSME
-
Tây Ninh: Chính thức vận hành mạng 5G Viettel