Đầu năm 2017, TPHCM ra mắt Cổng thông tin giao thông để hỗ trợ người dân nhận biết các khu vực, tuyến đường đang xảy ra ùn ứ; đồng thời cung cấp thông tin về các bãi giữ xe, đường cấm, khu vực cấm và các sự cố hạ tầng như tai nạn, ổ gà trên đường, cống sụp... Đây là sáng kiến của anh Nguyễn Trường Sang (29 tuổi), kỹ sư xây dựng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, thuộc Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) TPHCM.
Trong 3 năm liền, anh Sang cùng nhóm nghiên cứu đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho công tác an toàn giao thông của TPHCM. Năm 2014, khi làm nhiệm vụ quản lý biển báo giao thông, anh Sang nhận thấy số lượng biển báo trên địa bàn TP rất lớn nhưng công tác quản lý chưa thuận tiện. “Là đô thị lớn của cả nước với hệ thống đường sá đan xen, trên địa bàn TPHCM có gần 14.000 biển báo giao thông các loại (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, trạm dừng, nhà chờ xe buýt...) được lắp đặt tại nhiều vị trí. Nhưng lúc đó, việc quản lý biển báo chủ yếu dựa vào các file thống kê dữ liệu về vị trí, số lượng, loại biển báo nên chưa thuận tiện để theo dõi, kiểm tra hoặc tra cứu thông tin”, anh Sang nhớ lại.
Trong 3 năm liền, anh Sang cùng nhóm nghiên cứu đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho công tác an toàn giao thông của TPHCM. Năm 2014, khi làm nhiệm vụ quản lý biển báo giao thông, anh Sang nhận thấy số lượng biển báo trên địa bàn TP rất lớn nhưng công tác quản lý chưa thuận tiện. “Là đô thị lớn của cả nước với hệ thống đường sá đan xen, trên địa bàn TPHCM có gần 14.000 biển báo giao thông các loại (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, trạm dừng, nhà chờ xe buýt...) được lắp đặt tại nhiều vị trí. Nhưng lúc đó, việc quản lý biển báo chủ yếu dựa vào các file thống kê dữ liệu về vị trí, số lượng, loại biển báo nên chưa thuận tiện để theo dõi, kiểm tra hoặc tra cứu thông tin”, anh Sang nhớ lại.
Từ thực tế trên, anh Sang tham gia thực hiện sáng kiến thí điểm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý và khai thác hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ trên 78 tuyến đường trục chính của TP. Việc “thu gọn”, hệ thống lại biển báo như trên còn giúp các chuyên viên phụ trách không cần phải ra thực địa mà có thể quan sát trực tiếp trên trang web, qua đó rút ngắn thời gian lao động. Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, cho biết kết quả từ sáng kiến trên đã giúp Sở GT-VT phát triển lên Cổng thông tin giao thông của TPHCM, cung cấp các tiện ích tra cứu thông tin, lựa chọn lộ trình di chuyển phù hợp.
Năm 2015, anh Sang tham gia thực hiện sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý duy tu, cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu và cấp phép lưu thông trên đường cấm, giờ cấm trong khu vực nội đô TP. Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế, thời gian cấp phép từ 10 ngày giảm còn 7 ngày. Đặc biệt, sáng kiến này còn giúp tăng sự tương tác giữa các đơn vị liên quan, qua đó triển khai nhanh việc đảm bảo an toàn giao thông ngoài hiện trường. Gần đây, anh Sang tích hợp các chức năng tra cứu giấy phép lưu thông vào khu vực nội đô TPHCM và giấy phép thi công công trình thiết yếu. Qua đó, kịp thời phát hiện các giấy phép giả, giấy phép đã bị chỉnh sửa giúp cho công tác kiểm tra, chấn chỉnh những công trình rào chắn, thi công không đảm bảo an toàn.
Với những thành tích trên, anh Sang được tập thể bình chọn là điển hình thực hiện tốt nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017.
Theo đánh giá của Sở GTVT, các sáng kiến nêu trên đã giúp tiết giảm được thời gian, công sức kiểm tra hiện trường của các chuyên viên trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng giao thông đường bộ. Chính thời gian tiết kiệm có được này, các chuyên viên có nhiều thời gian hơn trong việc thực hiện công việc chuyên môn, đảm bảo hệ thống hạ tầng giao thông được vận hành ổn định, an toàn, góp phần tích cực đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện và an toàn hơn.