Vì vậy. việc thay thế hệ thống chiếu sáng công nghệ cao, tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm áp lực cung cấp điện khi đang khan hiếm nguồn năng lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng, với nền kinh tế tăng trưởng tốt và sự gia tăng về dân cư, đặc biệt ở các đô thị, Việt Nam cần tìm ra những bước đi phù hợp với nhu cầu cho loại hình chiếu sáng ở khu dân cư, công nghiệp, trung tâm thương mại; xây dựng kiến trúc cũng như chiếu sáng cho các biển báo, đường cao tốc, đường phố và không gian công cộng. Song, một trong những rào cản lớn nhất của việc phát triển rộng rãi chiếu sáng hiệu suất cao ở Việt Nam là tình trạng thiếu kiến thức, kỹ năng và thông tin của các nhà hoạch định chính sách, nhà thiết kế, nhà sản xuất và đội ngũ vận hành bảo dưỡng. Được xem là sản phẩm chiếu sáng tiềm năng, đèn LED thực sự là giải pháp hoàn hảo cho tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển công nghệ chiếu sáng LED - nguồn sáng tiết kiệm, thân thiện với môi trường, các chuyên gia cho rằng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các xí nghiệp, viện, trường, trung tâm nghiên cứu việc tiếp nhận và phát triển công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao nói chung và công nghệ chiếu sáng LED nói riêng. Đồng thời, chú ý đến các giải pháp về thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng.
Theo GS-TS Phan Hồng Khôi, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam (VAST), ngành chiếu sáng ở nước ta đã có sự thay đổi lớn. Cụ thể, chúng ta đã có những đột phá để có thể chủ động sản xuất các sản phẩm chiếu sáng. Về chiếu sáng đường phố tuy chưa thật đẹp và hiện đại nhưng đã có nhiều đổi mới. Các thành phố đã chú trọng tới ánh sáng đẹp và tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế hệ thống đèn cũ bằng hệ thống đèn hiệu suất cao, có tủ điều khiển trung tâm điều khiển bằng phần mềm máy tính. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành chiếu sáng cần phải xem xét làm thế nào chiếu sáng phải hài hòa, tính đến sự ô nhiễm ánh sáng vì đôi khi bố trí lòe loẹt quá sẽ gây chói mắt, phản tác dụng và đặc biệt phải chú ý đến thiết kế để kiến trúc phù hợp với ánh sáng.
Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) cho biết, Việt Nam xếp thứ 27 về lượng phát thải khí nhà kính, trong số 195 nước đã ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Lượng phát thải khí nhà kính ước tính khoảng 466 triệu tấn CO2 vào năm 2020 và 760,5 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Trong đó, ngành chiếu sáng chiếm khoảng 11% (phát thải khoảng 52 triệu tấn CO2 vào năm 2020) và tăng lên 14% (phát thải 110 triệu tấn CO2) vào năm 2030. Để hạn chế sự phát thải khí nhà kính ngày một gia tăng, dự án phát triển và thúc đẩy công nghiệp LED đã được triển khai. Dự án do HTD thực hiện và được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc. Để đạt được mục tiêu đề ra, dự án chiếu sáng LED phải thực hiện nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ rào cản để tăng cường sản xuất và khuyến khích sử dụng các sản phẩm LED ở Việt Nam thông qua 2 hợp phần. Hợp phần 1 là các hoạt động chuyển giao kỹ năng và công nghệ sản xuất đèn LED tại Việt Nam và hợp phần 2 là hoạt động trình diễn các thiết bị chiếu sáng LED sản xuất trong nước đã được thương mại với chi phí hiệu quả.
Nhiều ý kiến cho rằng, với nền kinh tế tăng trưởng tốt và sự gia tăng về dân cư, đặc biệt ở các đô thị, Việt Nam cần tìm ra những bước đi phù hợp với nhu cầu cho loại hình chiếu sáng ở khu dân cư, công nghiệp, trung tâm thương mại; xây dựng kiến trúc cũng như chiếu sáng cho các biển báo, đường cao tốc, đường phố và không gian công cộng. Song, một trong những rào cản lớn nhất của việc phát triển rộng rãi chiếu sáng hiệu suất cao ở Việt Nam là tình trạng thiếu kiến thức, kỹ năng và thông tin của các nhà hoạch định chính sách, nhà thiết kế, nhà sản xuất và đội ngũ vận hành bảo dưỡng. Được xem là sản phẩm chiếu sáng tiềm năng, đèn LED thực sự là giải pháp hoàn hảo cho tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển công nghệ chiếu sáng LED - nguồn sáng tiết kiệm, thân thiện với môi trường, các chuyên gia cho rằng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các xí nghiệp, viện, trường, trung tâm nghiên cứu việc tiếp nhận và phát triển công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao nói chung và công nghệ chiếu sáng LED nói riêng. Đồng thời, chú ý đến các giải pháp về thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng.
Theo GS-TS Phan Hồng Khôi, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam (VAST), ngành chiếu sáng ở nước ta đã có sự thay đổi lớn. Cụ thể, chúng ta đã có những đột phá để có thể chủ động sản xuất các sản phẩm chiếu sáng. Về chiếu sáng đường phố tuy chưa thật đẹp và hiện đại nhưng đã có nhiều đổi mới. Các thành phố đã chú trọng tới ánh sáng đẹp và tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế hệ thống đèn cũ bằng hệ thống đèn hiệu suất cao, có tủ điều khiển trung tâm điều khiển bằng phần mềm máy tính. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành chiếu sáng cần phải xem xét làm thế nào chiếu sáng phải hài hòa, tính đến sự ô nhiễm ánh sáng vì đôi khi bố trí lòe loẹt quá sẽ gây chói mắt, phản tác dụng và đặc biệt phải chú ý đến thiết kế để kiến trúc phù hợp với ánh sáng.
Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) cho biết, Việt Nam xếp thứ 27 về lượng phát thải khí nhà kính, trong số 195 nước đã ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Lượng phát thải khí nhà kính ước tính khoảng 466 triệu tấn CO2 vào năm 2020 và 760,5 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Trong đó, ngành chiếu sáng chiếm khoảng 11% (phát thải khoảng 52 triệu tấn CO2 vào năm 2020) và tăng lên 14% (phát thải 110 triệu tấn CO2) vào năm 2030. Để hạn chế sự phát thải khí nhà kính ngày một gia tăng, dự án phát triển và thúc đẩy công nghiệp LED đã được triển khai. Dự án do HTD thực hiện và được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc. Để đạt được mục tiêu đề ra, dự án chiếu sáng LED phải thực hiện nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ rào cản để tăng cường sản xuất và khuyến khích sử dụng các sản phẩm LED ở Việt Nam thông qua 2 hợp phần. Hợp phần 1 là các hoạt động chuyển giao kỹ năng và công nghệ sản xuất đèn LED tại Việt Nam và hợp phần 2 là hoạt động trình diễn các thiết bị chiếu sáng LED sản xuất trong nước đã được thương mại với chi phí hiệu quả.