Với mục tiêu trong vòng 5 năm tới trồng được 1 triệu cây sồi, loại cây được cho là có sức sống bền bỉ, có khả năng chịu được cả khí hậu giá rét ở miền Bắc Iraq và cả tình trạng khô hạn tại một trong những nước nóng nhất thế giới, Rawanduzi đã vận động du khách và những người chăn nuôi thu nhặt các hạt sồi trên núi, sau đó đem gieo trong hai nhà kính, do một trường đại học dân lập tại Erbil (thủ phủ của Khu tự trị người Kurd tại Iraq) phụ trách. Khi các hạt cây nảy mầm, phát triển thành cây con, chúng được mang đi trồng trên các vùng núi do lực lượng chức năng chỉ định. Trong dự án thử nghiệm được khởi động vào cuối năm 2020, Rawanduzi cho biết, cô đã trồng được 2.000 cây sồi và dự kiến sẽ trồng được 80.000 cây vào mùa thu tới, tại nơi mà chỉ có khoảng 2% trong tổng diện tích 437.000km2 đất tại Iraq được rừng che phủ.
Để đảm bảo các cây sồi này phát triển, Rawanduzi đang thuyết phục nhiều nhà tài trợ quyên góp 1.000 dinar (khoảng 68 cent) cho mỗi cây. Cô gái trẻ này chia sẻ, dự án không chỉ đơn thuần tập trung vào việc trồng cây gây rừng mà còn là nhằm ứng phó với các mối đe dọa của biến đổi khí hậu, củng cố hệ sinh thái và tạo ra văn hóa trồng cây cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường.
Các tin, bài viết khác
-
Mã an tâm cá nhân
-
Nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Thái Lan kỳ vọng phục hồi du lịch nhờ tiền ảo
-
Nga: Lần đầu phát hiện virus H5N8 ở người
-
Phát hiện mới về làm chậm quá trình lão hóa
-
Dùng AI để phát hiện virus Corona mới
-
Thụy Sĩ dẫn đầu chỉ số thương mại điện tử
-
Cải bó xôi biết gửi email và dự báo thời tiết
-
Đan Mạch xây dựng đảo năng lượng
-
Phát hiện hóa thạch con lười khổng lồ có niên đại 3,5 triệu năm