Thí sinh diện ưu tiên không mặn mà tuyển thẳng

Những năm gần đây, thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng giảm dần, thậm chí trúng tuyển vào học rồi bỏ ngang.
Sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT cho ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các huyện nghèo, huyện biên giới, hải đảo vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) suốt 8 năm qua. Chính sách này đã tạo sự phấn khởi không chỉ cho thí sinh mà cho cả các địa phương về bài toán đào tạo nguồn nhân lực. Thế nhưng, những năm gần đây, thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng giảm dần, thậm chí trúng tuyển vào học rồi bỏ ngang.   
Bỏ học nhiều 

Tổng kết năm đầu tiên thực hiện chính sách này (2012), Bộ GD-ĐT thống kê cả nước đã xét tuyển được 2.435 thí sinh vào ĐH và 203 thí sinh vào CĐ. Số thí sinh trúng tuyển trong các năm 2013, 2014 và 2015 vào các trường tăng lên rất nhiều do bổ sung thêm đối tượng thuộc 22 huyện diện đặc biệt khó khăn, huyện biên giới và hải đảo của khu vực Tây Nam bộ và thí sinh là người đồng bào dân tộc rất ít người. Vậy nhưng, thực tế tỷ lệ thực học so với số thí sinh trúng tuyển là khá thấp.

Đáng nói hơn, từ năm 2017 đến nay, số thí sinh đăng ký thuộc diện này gần như không có. Tìm hiểu tại các trường ĐH-CĐ tại TPHCM, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, số thí sinh các huyện nghèo được tuyển thẳng là 1.312 nhưng vỏn vẹn chỉ có 77 thí sinh theo học. Riêng các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM xét 193 thí sinh trúng tuyển, chỉ có 27 thí sinh theo học. Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM có 188 thí sinh trúng tuyển, chỉ có 13 thí sinh theo học.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có 3/179 thí sinh trúng tuyển theo học (đặc biệt năm 2015, toàn bộ 103 thí sinh trúng tuyển đều bỏ học). Trường Đại học Sài Gòn có 3/125 thí sinh trúng tuyển theo học. Trong khi đó, tại Trường ĐH Cần Thơ, số lượng thí sinh đăng ký và trúng tuyển thẳng cao nhất nhưng số thí sinh theo học cũng ít ỏi. Trong năm 2014, trường có hơn 2.000 thí sinh trúng tuyển nhưng cuối cùng chỉ có 700 em theo học. 

Theo quy định, trước khi vào học ĐH chính thức, thí sinh trúng tuyển thẳng theo diện ưu tiên xét tuyển phải học bổ sung kiến thức chương trình phổ thông một năm. Trước thực tế này, nhà trường đưa ra 2 gợi ý để thí sinh lựa chọn: nếu học ĐH thì các em phải đóng học phí cao hơn 1,5 lần; nếu dự thi tuyển sinh vào ngành mà các em chọn thì học phí sẽ bằng hệ đại trà (riêng học ngành Sư phạm sẽ được miễn học phí).

Do đó, đây cũng là yếu tố khiến nhiều thí sinh không muốn học hoặc học rồi bỏ ngang giữa chừng. Trong năm 2015, tại rất nhiều cơ sở đào tạo như Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật TPHCM, Trường CĐ Y tế Bình Dương…, thí sinh trúng tuyển đều bỏ học. Riêng các năm 2018 và 2019, toàn bộ các trường tại TPHCM chỉ có duy nhất một thí sinh trúng tuyển theo diện thí sinh vùng đặc biệt khó khăn và được gửi đến Trường Dự bị ĐH TPHCM (quận 5) để đào tạo.

Chính sách chưa đồng bộ

Theo Th.S Hứa Minh Tuấn, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, chính sách tuyển thẳng thí sinh vùng đặc biệt khó khăn vào ĐH-CĐ là rất nhân văn. Song, khi thực hiện có rất nhiều bất cập mà Bộ GD-ĐT chưa tính toán cho phù hợp. Chính vì vậy mà từ năm 2018 đến nay hầu như không có thí sinh nào đăng ký theo học. Cái khó của thí sinh diện này là vấn đề tài chính, mà học phí là trở ngại lớn nhất.

Trở ngại tiếp theo là các em đều ở những vùng khó khăn, dù có học bổ sung kiến thức một năm nhưng khi vào chương trình ĐH-CĐ chính thức các em vẫn theo không kịp, bởi đa phần các em có học lực rất yếu. Lãnh đạo nhiều trường ĐH-CĐ cũng cho rằng, việc tạo điều kiện cho thí sinh vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận ĐH là chính sách đúng đắn của Nhà nước. Nhưng cùng với đó, không chỉ Bộ GD-ĐT mà các bộ ngành cùng địa phương phải ngồi lại để cùng nghiên cứu các lời giải như: nhu cầu từng ngành nghề phù hợp với địa phương, đầu ra như thế nào cho người học, bài toán học phí…

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường Dự bị ĐH TPHCM, trước đây, trường tiếp nhận toàn bộ thí sinh do các trường gửi đến. Chương trình học bổ sung kiến thức giống như chương trình dự bị ĐH, đó là những kiến thức chương trình THPT. Tuy nhiên, trong đó có miễn giảm một số môn không cần thiết theo yêu cầu của từng trường. Sau một năm, sẽ kiểm tra và kết quả đánh giá sẽ gửi về cho các trường ĐH-CĐ quyết định. Về học phí, do không có quy định nên các em phải đóng học phí theo hướng dẫn của Nghị định 49 (hiện nay là Nghị định 86). 

Năm 2020, quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục duy trì chính sách tuyển thẳng cho đối tượng thí sinh thuộc các huyện nghèo, huyện biên giới, hải đảo. Đã 8 năm thực hiện, Bộ GD-ĐT cần phải có tổng kết, đánh giá để đề xuất với Chính phủ những giải pháp phù hợp hơn, nhằm phát huy hiệu quả từ chính sách nhân văn của Nhà nước.

Theo Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020, Bộ GD-ĐT quy định có 10 đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường. Trong đó, đối tượng thứ 8 là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Bên cạnh đó, thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ cũng thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển thẳng. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

TPHCM: Phụ huynh cảnh giác với các đường link, nick chat lạ khai thác thông tin cá nhân của học sinh

TPHCM: Phụ huynh cảnh giác với các đường link, nick chat lạ khai thác thông tin cá nhân của học sinh

Ngày 24-9, Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tăng cường các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân của người học, đề cao cảnh giác trước sự xuất hiện các đường link lạ, giả mạo cơ quan chức năng thu thập thông tin của người học. 

Giáo dục hội nhập

Vinschool được vinh danh với bộ đôi giải thưởng tại Asian Technology Excellence Awards 2023

Hệ thống Giáo dục Vinschool vừa vinh dự nhận 2 giải thưởng cho các hạng mục Digital - Education (Vietnam) và Mobile - Education (Vietnam) tại Lễ Trao giải quốc tế Asian Technology Awards. Giải thưởng là minh chứng rõ ràng cho vị thế dẫn đầu của Vinschool trong chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam, thể hiện cam kết của nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng