Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Sáng nay 22-4, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp gỡ, đối thoại với hơn 2.000 công nhân lao động Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Kết thúc phần đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 20 suất quà cho những công nhân lao động xuất sắc nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Đó là 20 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” trị giá 1 tỷ đồng.

Thay mặt các công nhân, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng đối với giai cấp công nhân và tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, gợi mở của Thủ tướng để Tổng Liên đoàn Lao động đồng hành với Chính phủ chăm lo cho đời sống của người lao động.

Tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng cũng đã chứng kiến lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với 8 doanh nghiệp để cùng chăm lo phúc lợi cho đoàn viên; Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ trao tặng 10 “Mái ấm Công đoàn” cho những công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực miền Trung.
9 giờ 20: Chị Phan Thị Tuyết Sương, Công ty Điện máy Foster, Khu Công nghiệp Hòa Cầm, Đà Nẵng đăng ký câu hỏi giao lưu với Thủ tướng. Đây là công nhân có hoàn cảnh hết sức khó khăn, là mẹ đơn thân có 2 con, sống tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng về thu nhập và nguyện vọng, chị Sương trả lời mức lương của chị hiện nay là 3-4 triệu/tháng, tùy tháng đó có tăng ca hay không. Nguyện vọng của chị là hiện nay chưa có nhà ở, mong muốn có được 1 chỗ ở ổn định.

Đây cũng là hoàn cảnh chung của nhiều công nhân hiện nay. Thủ tướng đã đề nghị tặng 1 tỷ đồng cho Quỹ Mái ấm công đoàn hỗ trợ những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Riêng chị Sương do chưa có chỗ ở nên Thủ tướng cũng đề nghị tặng cho gia đình chị Sương 1 căn hộ.

Công nhân chúng tôi đang rất phấn khởi trước thông tin Thủ tướng đã phê duyệt Đề án về xây dựng các Thiết chế công đoàn. Công nhân mong ước điều này sẽ sớm thành hiện thực. (Chị Phan Thị Tuyết Sương, Công ty Điện máy Foster , Khu Công nghiệp Hòa Cầm Đà Nẵng)
Nhân sự kiện “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ người lao động Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” đã có nhiều đơn vị hỗ trợ cho người lao động, công đoàn viên. 

Cụ thể: Tổng công ty Viễn thông Mobilfone trao 40 tỷ đồng; Công ty cổ phần Nam Việt Á đã hỗ trợ 1 tỷ đồng thông qua Tổng Liên đoàn LĐVN chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và công nhân lao động. 

Tập đoàn Vinafone cam kết với đoàn viên công đoàn thuê bao Vinafone được đặc cách tham gia chương trình khách hàng thân thiết có ngay 200 điểm trong tài khoản tương đương 100.000 đồng. 

Công ty NutiFood có chương trình bán hàng ưu đãi giảm giá cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp với mức ưu đãi đặc biệt dành riêng cho công nhân thấp nhất là 15% tùy theo từng sản phẩm. Chính sách ưu đãi đặc biệt cho Công đoàn cơ sở khi mua sản phẩm của NutiFood phục vụ cho các bếp ăn công nhân.

Ngoài ra một số doanh nghiệp như Hiệp hội Du lịch Công đoàn Việt Nam giảm giá 10%-20% cho đoàn viên công đoàn khi sử dụng dịch vụ lưu trú của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội. 

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nguyễn Kim có chính sách chiết khấu và bán hàng trả góp cho đoàn viên công đoàn là công nhân lao động.

Công ty FPT cam kết bán các sản phẩm dịch vụ cho đoàn viên công đoàn giảm giá 50% và mua dịch vụ trả chậm 6 tháng không lãi. 

Vinatex giảm giá bán sản phẩm 10% cho đoàn viên công đoàn…

Ngọc Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Câu hỏi của chị rất thời sự, Đề án về xây dựng các thiết chế công đoàn do Tổng LĐLĐ Việt Nam Đề xuất. Tôi được báo cáo hiện trong số 2,7 triệu lao động của 344 KCN-CX trên cả nước thì có hơn 1,2 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở, nhưng mới chỉ từ 5-10% nhu cầu trên được đáp ứng. Vấn đề đặt ra là nhu cầu nhà ở, nơi gửi trẻ, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, chăm sóc y tế, hỗ trợ pháp luật cho công nhân lao động hết sức bức thiết. Do đó, chúng tôi lập tức nghiên cứu và phê duyệt. Theo đó Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan chung tay xây dựng các khu thiết chế phục vụ công nhân lao động và đoàn viên công đoàn tại các KCX-CX gồm: Thiết chế về nhà ở, Nhà văn hóa, Thư viện, Nhà trẻ, Trung tâm hỗ trợ pháp lý pháp luật cho công nhân nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân. Tôi đề nghị chính quyền các tỉnh, thành phố phối hợp cao nhất với Công đoàn trong việc cấp đất, hỗ trợ hạ tầng để xây dựng nhà ở và thiết chế công đoàn dành cho công nhân. Tôi cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà cho công nhân, giúp họ “an cư, lạc nghiệp”, đời sống công nhân được tốt hơn với mong muốn công nhân được lao động lâu dài tại doanh nghiệp, chung tay xây dựng đất nước.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 1 Mô tả ảnh
Thưa Thủ tướng, để góp phần nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ khuyến khích DN ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, thủ tục xét duyệt, thẩm định hồ sơ còn nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, thậm chí có nơi xảy ra việc công nghệ càng mới thì thẩm định, xét duyệt càng lâu. Chính phủ có biện pháp gì để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này? (Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta phải cải cách hành chính tốt hơn, đặc biệt là thủ tục hành chính ở các cơ quan liên quan trực tiếp đến quyền lợi doanh nghiệp, nhất là một cửa liên thông hiện đại, làm chủ tục nhanh nhất, tinh thần công khai hiện đại nhất. Cải cách thủ tục để các DN có thể tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện ứng dụng KHCN, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có đặt trọng tâm là cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính.

Tôi đề nghị thời gian tới, các địa phương cần quan tâm hơn vấn đề cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; mong các địa phương rà soát lại các thủ tục, để làm sao các thủ tục được triển khai nhanh nhất, không mất thời cơ của doanh nghiệp. Đây là vấn đề thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe doanh nghiệp. Chúng ta phấn đấu đứng trong nhóm đầu khu vực ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh.
Thưa Thủ tướng, muốn tăng năng suất lao động đòi hỏi nhiều ở công nghệ. Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực miền Trung Tây Nguyên có công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu. Chính phủ đã và sẽ có biện pháp gì để khuyến khích họ đầu tư công nghệ? (Nguyễn Đức Trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta đều biết KHCN quyết định sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy chủ trương của chúng ta coi KHCN là then chốt, nhất là trong tình trạng áp dụng KHCN cũng như sẵn sàng áp dụng KHCN ở Việt Nam đứng thứ hạng thấp (chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam chỉ đứng thứ 92). Đây chính là câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp, Nhà nước, với Bộ KHCN. Điều chúng tôi muốn nêu là KHCN đến từ đâu? Phải đi từ thực tiễn, đi từ sản xuất kinh doanh. Sáng nay, tôi cùng một số đồng chí đi xem những sản phẩm lao động sáng tạo của công nhân. Khi sản phẩm đó được ứng dụng vào DN thì năng suất lao động khác hẳn.

Chính vì vậy, Chính phủ khuyến khích DN tham gia đầu tư vào KHCN. Bây giờ, đã có Luật KHCN, quy định việc dành 2% ngân sách cho KHCN. Nhưng tôi cho rằng điều đó chưa có hiệu quả nhiều khi mà ở các nước chính là các DN nghiên cứu áp dụng KHCN. Cái này mới quan trọng. DN phải tìm hiểu, áp dụng KHCN tiến bộ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Chính phủ cũng có chính sách khuyến khích áp dụng KHCN. Tôi nói ví dụ như thuế thu nhập DN, có chính sách miễn giảm thuế đối với việc nhập thiết bị để tạo nền tảng KHCN tiến bộ cũng như một số chính sách khác.

Các đồng chí thấy, doanh nghiệp Viettel dành 10% lợi nhuận để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Các DN chúng ta cũng cần dành một khoản đầu tư cho việc này. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Nhà nước với chính sách của DN là rất quan trọng. Đây là khâu quyết định để chúng ta nâng cao năng suất lao động.

Chính vì câu hỏi này, tôi đề nghị anh Trị ở Dệt may Hòa Thọ dành khoản kinh phí cho việc này tốt hơn nữa. Với điều kiện của miền Trung, KHCN còn yếu hơn các vùng khác thì cấp ủy, chính quyền, DN càng phải quan tâm hơn để đổi mới KHCN, nhất là chúng ta đầu tư vào một số lĩnh vực đang là thế mạnh của chúng ta, ví dụ như kinh tế biển, một số sản phẩm công nghiệp chế biến như cà phê, ca cao…

Tôi mong rằng không những Dệt may Hòa Thọ mà cả các DN khác đều phải dành kinh phí, cùng với Nhà nước áp dụng KHCN, tiến bộ mới.

Tôi xin nói lại đây chính là nền tảng quan trọng để đưa năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế bền vững. Làm thủ công đơn giản, không cải tiến, năng suất thấp thì khó cạnh tranh.

Tôi mong tất cả các DN, đặc biệt hôm nay có lãnh đạo các tỉnh, chú ý hơn đến KHCN ở địa phương mình, DN mình.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 2 Thủ tướng trả lời các câu hỏi, giải đáp những băn khoăn của công nhân. Ảnh: VGP
Tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc là trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Đối với người lao động, mặc dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, nhưng họ luôn tham gia đầy đủ các hoạt động BHXH. Đối với người sử dụng lao động, bên cạnh những doanh nghiệp tham gia thực hiện rất tốt, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng vai trò của mình. Các doanh nghiệp này nợ đóng, trốn đóng, không đóng các khoản BHXH. Và tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động chúng tôi. Chúng tôi đã không được nhận các khoản trợ cấp khi ốm đau, con ốm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đặc biệt là lao động nữ trong 6 tháng nghỉ thai sản không có tiền thu nhập, không có trợ cấp nuôi con nhỏ. Vì vậy, để bảo đảm cho quyền lợi người lao động, mong Thủ tướng có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này? Xin cảm ơn. (Cao Thị Thắm, sinh năm 1973, Công ty giày Rieker, Quảng Nam)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cảm ơn đồng chí Thắm ở Công ty giày Rieker. Khi tôi còn làm lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Công ty giày Rieker đã có một kỷ niệm sâu sắc với chúng tôi. Đây là công ty giày lớn với quy mô công nhân đông, mà giấy phép thì được cấp trong 1 ngày. Anh em trong UBND tỉnh lúc đó mua bánh mì ăn tại chỗ để làm kịp thủ tục cấp giấy phép cho doanh nghiệp này, nhằm thu hút doanh nghiệp đến với địa phương. Và khi hình thành một doanh nghiệp lớn như vậy, thì vấn đề BHXH phải cần được quan tâm. Tôi đồng ý với ý kiến này.

Bởi vì, BHXH là một trong ba trụ cột chính của vấn đề an sinh xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, sửa Luật BHXH thời gian qua, chúng ta đã điều chỉnh nhiều vấn đề. Trong thực tiễn, đúng như đồng chí Thắm nêu, có hàng trăm doanh nghiệp trốn nộp quỹ BHXH, không bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân.

Cho nên, Luật BHXH lần này được sửa có một số điểm thay đổi lớn, là BHXH Việt Nam có quyền thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác BHXH ở các doanh nghiệp. Đặc biệt, Công đoàn của chúng ta có quyền khởi kiện người trốn đóng BHXH, doanh nghiệp không đóng BHXH ra tòa án.

Nhân đây, tôi cũng đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân Tối cao xử lý mối quan hệ này, để khi khởi kiện thủ tục được nhanh chóng. Nếu như doanh nghiệp nào trốn BHXH thì sẽ bị xử phạt tối đa đến 3 tỷ đồng. Và người trốn không nộp BHXH bị tù tối đa 7 năm.

Những chế tài mạnh như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đóng BHXH cho công nhân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.

Cho nên, những điểm mới trong Luật BHXH sửa đổi lần này đã tăng cường quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức công đoàn. Từ những đổi mới này, các tổ chức công đoàn có trách nhiệm, quyền hạn hơn nữa để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động khi công nhân không có BHXH. Khi người lao động trong quá trình làm việc được hưởng lương, nhưng khi người lao động lớn tuổi rồi, nghỉ hưu rồi, thì BHXH vẫn trả lương theo nhu cầu chính đáng.

Do đó, không chỉ Chính phủ, các cấp chính quyền tại địa phương, công đoàn mà chính các cơ quan BHXH đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm Luật BHXH đã được Quốc hội thông qua và chúng tôi đề nghị thành hiện thực.

Tôi hy vọng, với sự quan tâm, giám sát, kiến nghị của công đoàn, và tinh thần thực hiện Luật mới, thì BHXH nước ta ngày càng tốt hơn, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân chúng ta trong thời gian tới.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 3 Thủ tướng thăm hỏi các công nhân tham dự cuộc đối thoại. Ảnh: VGP
Công nhân luôn muốn có việc làm ổn định, nhưng ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều công nhân độ tuổi từ 35-40 trở lên khó có cơ hội việc làm. Thủ tướng có chính sách gì để giúp công nhân bảo đảm việc làm khi còn độ tuổi lao động? (Nguyễn Ngọc Quang, Khu CN Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp có dây chuyền hiện đại đều muốn sử dụng lao động trẻ và “né tránh” những lao động trung, cao tuổi. Lý do dễ hiểu là sử dụng lao động trẻ có lợi thế nhanh nhẹn, ít thâm niên nên sẽ không phải trả lương cao, lại có thể tận dụng được sức lao động cường độ cao. Theo đó, lao động ngoài 30 tuổi với mức lương và mức đóng bảo hiểm xã hội tăng dần sẽ bị sa thải. 

Thủ tướng rất biết rõ vấn đề này và tập thể Chính phủ luôn lắng nghe. Cũng giống như câu hỏi đầu tiên, chúng ta phải có biện pháp khắc phục vấn đề này bằng cách nâng cao tay nghề để chứng tỏ rằng tuổi 35-40 không kém gì tay nghề trẻ, điều này rất quan trọng. Ngoài ra, Chính phủ luôn tiếp thu để hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo thị trường lao động bình đẳng, khung pháp lý phù hợp, yêu cầu các chủ doanh nghiệp thực hiện đúng luật lao động đã quy định. 

Hiện nay chúng ta thực hiện rất tốt công ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO liên quan đến tạo thị trường lao động tạo Việt Nam hết sức bình đẳng. Chúng tôi rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao năng suất lao động, Nhà nước và doanh nghiệp luôn mong muốn nâng cao trình độ tay nghề. Tuổi 40 có tay nghề tốt thì vẫn được trọng dụng, chứ làm chậm hơn người trẻ thì làm sao cạnh tranh được. Vòng đời lao động của một người có mấy chu kỳ chứ không phải 1 chu kỳ, 1 nghề. Việc học tập để có nhiều nghề mới cũng rất quan trọng để lao động thích nghi được với môi trường làm việc. Khi đó sức lao động sẽ được tận dụng theo độ tuổi. 

Nhân đây tôi muốn nói dù ở độ tuổi nào thì Nhà nước, thể chế pháp luật luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Một khi người lao động nâng cao ý thức lao động để nâng cao năng suất, phù hợp với yêu cầu công việc thì khi đó không còn phân biệt tuổi tác. Dù ở độ tuổi 40 hay 50 mà có năng suất lao động tốt thì vẫn hoan nghênh. Pháp luật ủng hộ thể chế này.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 4 Hơn 2.000 công nhân lao động tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tham dự sự kiện. Ảnh: VGP
Để công nhân lao động có việc làm bền vững, xin Thủ tướng xem xét việc sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) dành một khoản chi cho đào tạo dài hạn, chuẩn hóa nghề nghiệp cho công nhân. (Nguyễn Đình Quyết, Công ty CP nhựa Miền Trung-KCN Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) Tôi được biết hiện nay Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp tồn đọng lớn, vì hiện nay chủ yếu là do Quỹ mới chi trợ cấp thất nghiệp và đào tạo nghề cho lao động sau khi thất nghiệp. Hiện mới có khoảng 4,9% người thất nghiệp được nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN để học nghề, chuyển đổi nghề, chưa có người hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Hiện mới có khoảng 4,9% người thất nghiệp được nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN để học nghề, chuyển đổi nghề, chưa có người hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Làm sao sử dụng được quỹ này có hiệu quả là câu hỏi rất đúng. Chính vì vậy mà theo quy định của Luật Việc làm thì Quỹ BHTN được dùng để chi trả: (1) Trợ cấp thất nghiệp. (2) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. (3) Hỗ trợ học nghề. (4) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Năm ngoái khi Chính phủ mới thành lập, chúng tôi đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, chỉ rõ cần “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cao”. Do đó chúng ta tính toán lại quỹ thất nghiệp và trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo dùng quỹ này chi cho đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của DN. Các cấp công đoàn cần có đề án cụ thể để sử dụng hiệu quả phần kinh phí này cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân lao động. Người Việt Nam chúng ta rất cần cù chịu khó, sáng tạo và hiện nay nhu cầu hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp rất lớn, nhu cầu cần được đào tạo nâng cao tay nghề là rất cần thiết. Tôi hoan nghênh câu hỏi của bạn.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 5 Các nam, nữ công nhân trẻ tuổi vui mừng vì lần đầu tiên được gặp, nói chuyện trực tiếp với người đứng đầu Chính phủ. Ảnh: VGP
8 giờ 40: Công nhân mong muốn được nâng cao năng suất lao động, là điều kiện mang lại quyền lợi ổn định cho họ. Doanh nghiệp cần có chính sách động viên công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Cháu nghĩ như vậy có đúng không? Thủ tướng giúp cháu đề nghị doanh nghiệp tạo điều kiện để mong muốn của công nhân thành hiện thực. (Trần Ngọc Thành, công nhân Công ty Cổ phần công nghiệp nhựa tại Đà Nẵng)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi thấy câu hỏi rất đúng, năng suất lao động là vấn đề quan trọng liên quan đến việc tồn vong, phát triển của xã hội.
Việt Nam đã tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định kinh tế với các quốc gia, châu lục. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động cũng nhiều hơn, cơ hội dịch chuyển việc làm giữa các quốc gia trong khối ASEAN sẽ thuận lợi, dễ dàng, người lao động ở nước này được quyền tự do tìm kiếm việc làm ở các quốc gia khác. Cạnh tranh về lao động sẽ gay gắt hơn. việc nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân lao động là hết sức thiết thực và cấp thiết.

Các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh chương trình "Nâng cao trình độ kỹ năng, nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động" gắn với Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020". Chính phủ cũng sẽ có những chính sách ưu tiên cho việc dạy nghề, nâng cao trình độ cho người lao động.

Các doanh nghiệp cũng phải có chính sách đào tạo riêng - đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Con người là nguồn lực quan trọng. Chính phủ cũng sẽ có những chính sách tác động và hỗ trợ.

Về phía các bạn công nhân, mỗi người cũng phải đối diện với quy luật cạnh tranh, có nghĩa là phải cố gắng không ngừng để giỏi hơn, có ích hơn thì mình sẽ tồn tại.

Trong thời gian tới, ngoài sự vào cuộc của Chính phủ, tổ chức Công đoàn, các DN phối hợp với các cấp, các cơ quan chức năng để có thể triển khai các chương trình học bổng toàn phần, bán phần dành cho công nhân để nâng cao chuyên môn, tay nghề, như vậy mới bảo đảm công việc và được tăng lương...

8 giờ 39: Thủ tướng bắt đầu giao lưu, đối thoại trực tiếp với công nhân.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 6 Đông đảo công nhân các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có mặt để đối thoại với Thủ tướng. Ảnh: NGỌC PHÚC
8 giờ 31: Thủ tướng phát biểu, chia sẻ với các công nhân:"Tết Lao động 2016, tôi đã có cuộc trò chuyện với công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía nam tại Đồng Nai. Cảm xúc của ngày hôm đó vẫn còn nguyên trong tôi. Không phải chỉ là những tình cảm yêu quý tôi nhận được từ công nhân, mà canh cánh trong lòng là trách nhiệm của tôi với công nhân lao động, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Hôm nay, tôi rất vui mừng và rất ấn tượng vì được gặp gỡ anh chị em công nhân vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thân yêu để cùng nhau trao đổi một vấn đề rất quan trọng là công nhân lao động đồng hành với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, công đoàn thực hiện quyền lợi, bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên và người lao động. Tôi đặt nhiều kỳ vọng và mong muốn được trao đổi với công nhân vì các ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công nhân chính là ý chí của công nhân, ý chí của hành động, vun đắp sự phồn vinh và trường tồn của đất nước ta.
Tôi đặt nhiều kỳ vọng và mong muốn được trao đổi với công nhân vì các ý kiến, tâm tư nguyện vọng của công nhân chính là ý chí của công nhân, ý chí của hành động, vun đắp sự phồn vinh và trường tồn của đất nước ta.
Giai đoạn phát triển mới của đất nước yêu cầu phải xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân. Chính phủ đã và tiếp tục có những chính sách đúng đắn, hiệu quả phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng nhiều lao động; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân. Quá trình này đòi hỏi chú trọng phát huy vai trò tổ chức công đoàn để đóng góp tích cực trong xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tiến bộ khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng là thách thức lớn, nhưng sẽ là cơ hội nếu chúng ta chủ động và đồng tâm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Vấn đề phát triển trong thời đại hiện nay đòi hỏi sự tự giác hợp lực, bởi vì trí tuệ đã trở thành nguồn lực cho sự phát triển. Người lao động kỹ năng là một bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Người lao động trí tuệ và lao động tự giác là tài sản quý của doanh nghiệp. Tôi tin tưởng giai cấp công nhân Việt Nam luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, luôn nhanh chóng thích ứng với mọi sự thay đổi. Tôi mong các doanh nghiệp không chỉ tìm thấy người lao động là nguồn nhân lực mà còn nhận rõ hơn những giá trị cao quý hơn, một khi có nhận thức đúng, phát huy đầy đủ phẩm chất công nhân Việt Nam. Hãy quan tâm đến người lao động bằng giải pháp việc làm, lo bữa ăn với an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, đặc biệt là lo xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân, nhất là hỗ trợ nhà ở, siêu thị công đoàn, nhà trẻ, nhà văn hóa, trung tâm trợ giúp pháp lý… Chúng ta hãy cùng cố gắng phối hợp giữa cơ quan nhà nước, các cấp công đoàn, đặc biệt là lãnh đạo các doanh nghiệp để cùng lo cho giai cấp công nhân bớt khó khăn vất vả. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ lần này, chúng ta sẽ có tiếng nói chung về tăng năng suất lao động. Chính phủ khuyết khích tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chính phủ ủng hộ phát triển các doanh nghiệp hiện đại về công nghệ, quản trị và chính sách nhân lực. Chính phủ mong muốn mỗi người lao động phải tự phấn đấu, nỗ lực học tập, không ngừng rèn luyện để thành những người thợ giỏi, công nhân kỹ thuật xuất sắc vì gia đình, vì doanh nghiệp và vì đất nước. Tôi đang sẵn sàng chờ đợi cuộc trao đổi với anh chị em công nhân vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hôm nay. Và với sự tham dự của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, chúng ta cùng nhau trao đổi, đưa ra cam kết và bắt tay hành động mạnh mẽ hơn. Tôi xin chúc anh chị em công nhân, những màu áo xanh tuyệt vời có mặt hôm nay mạnh khỏe, vui tươi, hạnh phúc".
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 7 Thủ tướng phát biểu mở đầu cuộc gặp gỡ, đối thoại. Ảnh: VGP
8 giờ 25: Thủ tướng, các vị đại biểu và công nhân lao động xem video clip về sự đóng góp của công nhân viên chức lao động trong việc xây dựng và phát triển KT-XH tại các tỉnh miền Trung và thực trạng đời sống của họ.
Thủ tướng gặp gỡ người lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ảnh 8 Đông đảo công nhân đến tham dự. Ảnh: NGỌC PHÚC
8 giờ 10: Thủ tướng vào hội trường, mọi người cùng đứng dậy chào đón. Thủ tướng nhanh chóng vừa đi vừa bắt tay những công nhân ở gần nhất vừa hỏi thăm với nụ cười thân thiện. Phát biểu mở đầu cuộc gặp gỡ, đối thoại, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho biết, Tết Lao động năm 2016, Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía nam, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và trao đổi nhiều vấn đề về tiền lương; giá cả; nhà ở, nhà trẻ; nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa; bảo hiểm xã hội; chất lượng bữa ăn giữa ca; nâng cao trình độ nghề nghiệp... Một năm trôi qua, Chính phủ kiến tạo, phục vụ đã hành động quyết liệt để giải quyết nhiều mong muốn chính đáng của công nhân. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, Chính phủ tiếp tục có quy định về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, tăng mức lương cơ sở năm 2017; yêu cầu các địa phương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng mức xử phạt với các trường hợp nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đặc biệt mới đây, Thủ tướng đã ký phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" v.v... Những quyết sách của Chính phủ là niềm tin, là động lực để công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định là lực lượng sản xuất cơ bản, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hưởng ứng phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”. Đã có hơn 201.669 sáng kiến được công nhận với tổng giá trị làm lợi trên 9.410 tỷ đồng, trong đó có hơn 70 sáng kiến tiêu biểu được triển lãm và 10 công nhân xuất sắc nhất được khen thưởng. Đồng thời, Tổng Liên đoàn đã ký kết với 17 doanh nghiệp triển khai chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho người lao động; chỉ đạo Liên đoàn Lao động các địa phương, ngành thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài sản của công đoàn phục vụ công nhân viên chức lao động; xây dựng bộ nhận diện Công đoàn Việt Nam; đổi mới công tác quản lý đoàn viên công đoàn; chú trọng chăm lo, bảo vệ đoàn viên, công nhân lao động.
Đã có hơn 201.669 sáng kiến được công nhận với tổng giá trị làm lợi trên 9.410 tỷ đồng, trong đó có hơn 70 sáng kiến tiêu biểu được triển lãm và 10 công nhân xuất sắc nhất được khen thưởng. 
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động và Tháng Công nhân năm nay, Tổng Liên đoàn tổ chức cuộc trao đổi giữa Thủ tướng chính phủ với công nhân vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với chủ đề “Công nhân lao động đồng hành với doanh nghiệp tăng năng suất lao động; Công đoàn thực hiện “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động.7 giờ 30: Thủ tướng đến Cung thể thao Tiên Sơn, tham quan các gian hàng triển lãm tại đây và chụp ảnh với công nhân. Theo kế hoạch, tại chương trình này, Thủ tướng sẽ tặng 20 ngôi nhà “Mái ấm công đoàn” giá trị 1 tỷ đồng cho những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. UBND thành phố Đà Nẵng cũng đồng hành cùng Chính phủ, tổ chức công đoàn tặng 10 căn nhà “Mái ấm công đoàn”, tương đương 500 triệu đồng.  Ngay từ khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết trước toàn dân về xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động. Song song với tuyên bố đó, Thủ tướng và Chính phủ đã tập trung cải thiên môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thủ tướng đã tạo được dấu ấn với cộng đồng doanh nghiệp bằng việc đối thoại trực tiếp với doanh nhân, gặp gỡ trực tiếp với công nhân lao động và hàng nhiều hành động cụ thể khác trong điều hành của Chính phủ.
Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm kinh tế miền Trung gồm Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng… là sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 42 năm Ngày thống nhất đất nước (30-4), 131 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5) và Tháng Công nhân năm 2017.

Cách đây gần 1 năm, vào ngày 30-4-2016, tại Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại với 3.000 công nhân, người lao động thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất 8 tỉnh, thành phố khu vực phía nam từ Đà Nẵng đếnTPHCM.

Tin cùng chuyên mục