Đầu tư xây dựng 50 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định là mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kiểm tra tải trọng xe. Ảnh: T.L
Đặt mục tiêu kiện toàn hệ thống, mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá cước vận tải; hạn chế xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; đầu tư xây dựng, lắp đặt 28 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ. Giai đoạn sau năm 2020 đến 2030, hoàn thiện mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; đầu tư xây dựng, lắp đặt 22 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
Kinh phí đầu tư xây dựng các trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 840 tỷ đồng.
MINH TÂM
Các tin, bài viết khác
-
Giá xăng dầu giảm nhẹ sau 7 lần tăng
-
Từ 1-7, tất cả doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử: Nhiều tiện ích, chống gian lận
-
TPHCM xin đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ
-
Bất chấp khó khăn, số thu ngân sách của TPHCM tăng mạnh
-
Phiên giao dịch cuối tháng 6: Ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, dầu khí… đồng loạt lao dốc
-
ĐBSCL: Người nuôi tôm phấn khởi vì giá duy trì mức cao
-
Người góp công phát triển nghề trồng hoa Sa Đéc
-
Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính phù hợp
-
Làm “ấm” thị trường bất động sản
-
Tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vào thị trường Nhật Bản