Cùng ngày, ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới, cho biết, đã đề xuất UBND huyện hỗ trợ khoảng 40 tấn cám gạo để phục vụ công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc. Trước mắt, xuất cấp 14 tấn cám gạo cho các hộ chăn nuôi. Các địa phương phân công cán bộ về các thôn, hộ gia đình kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện và áp dụng mọi biện pháp tại chỗ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp về phòng chống đói, rét cho gia súc gia cầm và hỗ trợ người dân che chắn chuồng, áo chắn gió cho trâu bò. Phòng NN-PTNT huyện A Lưới cũng đề xuất Chủ tịch UBND huyện A Lưới có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu để xảy ra tình trạng vật nuôi bị chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác phòng, chống đói, rét.
Đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn huyện A Lưới có 909 con gia súc ở huyện bị chết, nguyên nhân do mưa kéo dài, nguồn thức ăn cạn kiệt, thời tiết rét đậm, rét hại.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hà Nội mưa như trút nước, nhiều nơi ngập sâu, xe cộ “chôn chân” trên đường
-
Báo Nghệ An tìm hiểu, học tập kinh nghiệm tại báo Đảng các tỉnh phía Nam
-
Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022
-
Vùng núi Bắc bộ có mưa to, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất
-
Nâng cao chất lượng công tác luân chuyển cán bộ
-
Báo SGGP thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng ở Đắk Nông
-
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học và Ngày Môi trường Thế giới
-
Quảng Bình: Ngày hội Nghĩa tình biên giới biển đảo
-
Nắng nóng tại Trung bộ
-
Không gian sinh hoạt của người dân bị cắt xén - Bài 4: Trả lại môi trường, không gian sinh hoạt cho người dân