Thừa Thiên - Huế: Nhiều người nhập viện vì rắn lục đuôi đỏ cắn

(SGGP).- Sáng 30-11, bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đang điều trị cho bệnh nhân Hoàng Mạnh Quang là quân nhân của một đơn vị quân đội đóng trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong lúc phát quang cây, chống cháy rừng.

(SGGP).- Sáng 30-11, bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đang điều trị cho bệnh nhân Hoàng Mạnh Quang là quân nhân của một đơn vị quân đội đóng trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong lúc phát quang cây, chống cháy rừng.

Gần đây, Bệnh viện Trung ương Huế đã cấp cứu, điều trị 9 ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Hầu hết người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn tập trung tại địa bàn thị xã Hương Thủy. Các bác sĩ khuyến cáo, rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục (đứng sau loài rắn hổ mang chúa), mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm với cân nặng khoảng 300g. Khi bị loài rắn này cắn, bệnh nhân thường chỉ đau nhức. Nhưng khoảng 6 đến 12 giờ sau, các điểm rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề… Không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có nguy cơ gây tử vong.

Để hạn chế rắn cắn, nhất là vào mùa mưa, khi làm vườn, phát quang bụi rậm người dân nên mang ủng, bao tay… Trường hợp bị rắn cắn cần tránh can thiệp vào vết thương và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Văn Thắng

Tin cùng chuyên mục