Tìm mô hình mới cho khu công nghiệp - khu chế xuất

Hoạt động sản xuất công nghiệp của TPHCM đang đứng trước nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, khi các khu công nghiệp (KCN) hiện hữu dần lấp đầy diện tích đất cho thuê, còn các KCN mới chậm thành lập. Tính đến nay, thành phố chỉ còn khoảng 300ha đất trong các KCN có thể cho thuê, khai thác.
Một góc KCN Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi, TPHCM)
Một góc KCN Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi, TPHCM)

Khó thu hút đầu tư do… thiếu đất

Tại KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), giai đoạn 2 đang có 200ha đất sạch, đã làm xong hạ tầng, nhưng hơn 5 năm nay bỏ trống không cho thuê được. Nguyên nhân là các cơ quan chức năng của thành phố vẫn chưa xác định được giá tiền thuê đất của Nhà nước. Doanh nghiệp (DN) xây dựng cơ sở hạ tầng ở KCN này sốt ruột vì bị chôn vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Thời gian càng kéo dài, lãi suất tiền vay sinh sôi, giá thành cho thuê chắc chắn sẽ tăng. 

Còn tại KCN Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi), KCN cơ khí ô tô của Công ty CP Hòa Phú (thuộc Tập đoàn Samco) có đất sạch, nhưng đang vướng nhiều thủ tục về đất đai nên không triển khai xây dựng hạ tầng cho thuê được. Trong giai đoạn 2, DN đã giải phóng mặt bằng hơn 98%, với gần 63ha và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với cơ quan chức năng, nhưng khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Sở TN-MT thì cả năm nay không nhận được câu trả lời. Đại diện Công ty CP Hòa Phú cho hay, đơn vị đã đáp ứng đủ điều kiện quy định của Luật Đất đai năm 2013, nên vào năm 2015 (giai đoạn 1) cơ quan chức năng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 32ha trong tổng số 99ha đất được quy hoạch. DN cũng đã cho thuê hết diện tích này, nhưng khi triển khai giai đoạn 2 lại gặp khó khăn.

Báo cáo của Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) cho thấy, từ năm 2016 đến nay, quỹ đất công nghiệp của thành phố ngày càng hạn chế. Trong các KCN-KCX chỉ còn khoảng 300ha đất có thể cho thuê, khai thác được. Trong năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các KCX-KCN trên địa bàn thành phố thu hút vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 600 triệu USD, tăng 9,23% so với kế hoạch đề ra, nhưng giảm hơn so với năm 2020 (760,05 triệu USD). Bên cạnh đó, các khó khăn về quỹ đất chưa được tháo gỡ, khiến quỹ đất thu hút đầu tư vào KCN, KCX ngày càng thu hẹp. Vì những tồn tại này, Hepza đặt mục tiêu thu hút đầu tư trong năm 2022 chỉ đạt 500 triệu USD, thấp hơn 100 triệu USD so với kết quả thu hút được trong năm 2021.

Hướng tới KCN sinh thái

 Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các DN KCN TPHCM (HBA), nhận định, vướng mắc chủ yếu hiện nay ở các KCN-KCX đều liên quan đến thủ tục đất đai và định giá cho thuê. Ở KCN Lê Minh Xuân 3, KCN Tân Phú Trung còn nhiều thửa đất sạch nhưng không làm “sổ đỏ” được để cho thuê. Các DN này nộp hồ sơ ở Sở TN-MT TPHCM nhiều tháng nhưng không nhận được câu trả lời… 

Để cải thiện tình hình trên, lãnh đạo Hepza cho hay, sẽ tham mưu thành lập và từng bước đưa vào khai thác KCN Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) theo định hướng kỹ thuật cao. Mặt khác, Hepza sẽ đôn đốc xây dựng 20.000m2 nhà xưởng cao tầng; thực hiện cải cách hành chính, tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến.

Ngoài ra, ông Đào Xuân Đức, Phó Chủ tịch Thường trực HBA, cho biết, trong tương lai KCN sinh thái sẽ là một mô hình được đề xuất cho nhiều KCN hiện hữu của TPHCM. Trước mắt sẽ triển khai thí điểm tại KCN Hiệp Phước và xây dựng một KCN mới theo tiêu chí KCN sinh thái. Song, thách thức lớn đối với thành phố khi chuyển các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái là tốn kém chi phí tái cấu trúc cơ sở hạ tầng, di dời các DN không đạt chuẩn về công nghệ và môi trường, chi phí DN nâng cấp công nghệ và thu hút dự án đầu tư theo tiêu chí mới.

Thêm nữa, mô hình KCN đô thị - dịch vụ được quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP cũng cần được nghiên cứu và triển khai, với mục tiêu hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN, gắn kết giữa phát triển KCN với quá trình đô thị hóa tại các địa phương; giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác đảm bảo cuộc sống của công nhân trong KCN; góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều KCN…

Có thể thấy rằng, việc đầu tư KCX-KCN ở TPHCM đang gặp khó vì diện tích đất hạn chế, chi phí sử dụng đất cao. Vì vậy, cần phải xác định một lộ trình thích hợp, để từng bước chuyển đổi các KCX-KCN hiện hữu theo các mô hình hiệu quả hơn.

Hepza sẽ thúc đẩy việc sớm thành lập và đưa vào khai thác KCN mới Phạm Văn Hai với 668ha, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung KCN vào quy hoạch phát triển KCN TPHCM. Hepza phối hợp UBND các quận huyện, các sở ngành đẩy nhanh tiến độ giải tỏa đền bù, thủ tục pháp lý để triển khai các KCN đã thành lập mới và mở rộng, gồm: KCN Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân mở rộng, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng và các KCN trong danh mục quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ (Hiệp Phước giai đoạn 3, Vĩnh Lộc 3)…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tín dụng ngoại tệ tại TPHCM dương trở lại

Tỷ giá ổn định và nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tăng là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong những tháng cuối năm trên địa bàn thành phố.

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Đưa mật ong rừng vươn ra thế giới

Từng thất bại khi đầu tư nuôi gà, nuôi lợn, song anh Đinh Công Thuần đã quyết tâm đứng dậy với sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến và mới đây, sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh.

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Khánh Hòa đặt mục tiêu thu ngân sách hơn 24.000 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 12-12, tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo của UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Tinh gọn bộ máy góp phần phát triển kinh tế

Đó là nhận định chung của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới” do Báo Người Lao động tổ chức ngày 12-12.

Khai mạc Chương trình "Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024"

Khai mạc Chương trình "Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024"

Ngày 12-12, tại trục đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM, đã diễn ra Lễ Khai mạc Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024”. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) tổ chức với 500 sản phẩm đặc sản đến từ 30 tỉnh thành trên cả nước.

Ban giám khảo chấm điểm một tác phẩm dự thi trưa 11-12

500 đầu bếp tranh tài tại TPHCM

500 người làm bánh chuyên nghiệp trong và ngoài nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia…) đang tranh tài tại cuộc thi đầu bếp tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Viet Nam Bakery cup 2024, diễn ra ở TPHCM.

Thị trường Anh sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm xanh của Việt Nam

Thị trường Anh sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm xanh của Việt Nam

Sau 3 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh và Bắc Ailen, các chuyên gia khẳng định, thị trường Anh đang ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng cao. Mặc dù yêu cầu này có thể tạo ra chi phí ban đầu, nhưng đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết chuyển mình theo xu hướng xanh và bền vững.

Địa ốc

Tài chính- Chứng khoán

Thanh khoản cạn kiệt, chứng khoản giảm trọn tuần giao dịch

Thanh khoản cạn kiệt, VN-Index phiên cuối tuần tiếp tục giảm, ghi nhận giảm trọn 1 tuần giao dịch gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co phiên thứ 6 sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-12 cho thấy lực cung trên thị trường còn nhiều, cần thêm thời gian để hấp thụ.