Tổ hợp này gồm các thiết bị: một sà lan lớn với khoang chứa rác khoảng 250 tấn, có cần cẩu gắp; một tàu thu gom rác tự động với sải cánh thu gom rộng 12m chạy trên luồng chính và có hệ thống nén rác để tiết kiệm diện tích chứa; 2 máy gắp rác nhỏ có tính cơ động cao, do một người điều khiển, di chuyển rác và đưa về sà lan; một tàu kéo tàu chính.
Tổ hợp này vớt hơn 5 tấn rác/giờ với tốc độ vận hành 4km/h trên hệ thống sông lớn, nhiều cỏ, lục bình và rác. Đặc biệt, hệ thống tổ hợp vớt rác sạch tuyệt đối chỉ một lần chạy qua; lượng cỏ hay lục bình mọc sát mép bờ đều được vớt sạch nhờ hai tàu lùa.

Tại hiện trường thử nghiệm, ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý Giao thông đường thủy (Sở GTVT) cho biết, hiện việc vớt rác trên hệ thống các tuyến sông, kênh rạch tại thành phố chủ yếu với phương pháp thủ công. Thiết bị chưa tương thích để thu gom triệt để lượng rác trôi dạt trên sông. Chính vì vậy, thời gian qua, đơn vị trên đã nỗ lực nghiên cứu cho ra tổ hợp vớt rác hiện đại tăng hiệu quả, cũng như công suất vớt rác.
Thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục thử nghiệm để đánh giá hiệu quả toàn bộ tổ hợp để từng bước áp dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố.

Rác thải và lục bình là những nguyên nhân làm tắc nghẽn dòng chảy, cản trở giao thông đường thủy, gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
Dưới đây là những hình ảnh tổ hợp vớt rác thử nghiệm:



Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Mặt cầu Long Biên liên tục thủng do thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng
-
TPHCM kiến nghị gỡ khó trong quản lý, khai thác nhà, đất
-
Bay nội địa dịp cao điểm hè 2022 tăng 10% so với trước đại dịch Covid-19
-
Nghiên cứu phát triển đô thị quanh sân bay Tân Sơn Nhất
-
Cục CSGT: Đề nghị miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô mới
-
9 dự án giao thông chậm tiến độ giải ngân
-
Thị trường hàng không quốc tế phục hồi chậm
-
TPHCM: Các trạm thu phí hoàn chỉnh thu tự động
-
Cần Thơ: Cầu Trần Hoàng Na chậm tiến độ thực hiện 1 năm
-
Đề nghị điều chỉnh lùi kế hoạch khởi công dự án xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Côn Đảo