(SGGP). – Mặc dù kinh tế trong năm 2009 sẽ còn rất khó khăn, một số chỉ tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu trong 6 tháng sụt giảm nhưng tổng mức bán lẻ vẫn giữ mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn năm trước, trung bình khoảng 2%/tháng. Điều này cho thấy các chính sách đồng bộ tích cực của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế đã phát huy hiệu quả. Các chuyên gia Tổ điều hành thị trường trong nước đã nhận định như vậy trong cuộc họp ngày 30-6, tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia Tổ điều hành thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 6 tháng năm 2009 đạt 547,495 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này chỉ còn khoảng 8,8%.
![]() |
Khách nước ngoài ưa chuộng hàng thời trang tơ tằm của Việt Nam. Ảnh: THÀNH TÂM |
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định: do thời tiết đã nắng nóng và mưa nhiều khiến cho các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới lây lan nhanh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống, sản xuất của người dân.
Cùng đó, bệnh cúm A/H1N1 đang bùng phát đã gây không ít hoang mang cũng như thiệt hại cho một số ngành và nhất là các địa phương có nhiều địa điểm du lịch.
![]() |
Mua thực phẩm tại gian hàng của Công ty Vissan. Ảnh: Đức Thành |
Ngoài ra, lượng tiêu thụ hàng hóa từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ khả quan hơn do tác động của chính sách kích cầu; giá nhiều mặt hàng nguyên liệu chủ chốt trên thị trường thế giới có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt là xăng dầu sẽ kéo theo sự tăng giá của một số mặt hàng trong nước.
Tuy nhiên, do tác động của một số chính sách miễn giảm thuế, do nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, sức mua trên thị trường còn yếu nên giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước sẽ không có biến động mạnh.
P. Nguyễn
Các tin, bài viết khác
-
Rau củ quả cho thị trường tết tại TPHCM - Nguồn cung dồi dào, giá ổn định
-
30 doanh nghiệp nhận giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM năm 2020
-
Kiến nghị ngân hàng thương mại báo cáo việc bảo lãnh mua nhà
-
Tối đa hóa lợi ích cho khách hàng
-
Doanh nghiệp chế biến nông sản: Cạnh tranh tốt với hàng ngoại
-
Nikkei: Bất chấp đại dịch, Việt Nam vẫn có khoảnh khắc bùng nổ
-
Bình Phước: Phấn đấu thu ngân sách năm 2021 đạt 12.000 tỷ đồng
-
Không thiếu nguồn hàng thực phẩm tươi sống dịp Tết Tân Sửu 2021
-
Khởi sắc sức mua hàng tết
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,3%/năm trong giai đoạn 2021-2025