Trả đũa và ảnh hưởng các bên

Ngày 30-7, ngay sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt tăng cường đối với Nga, Mátxcơva tuyên bố họ không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây chống Nga đang có nguy cơ đe dọa hệ thống ngân hàng quốc tế vì có thể làm gia tăng rủi ro đối với những ngân hàng có giao dịch làm ăn với 2 nước này.
Trả đũa và ảnh hưởng các bên

Mỹ và EU siết chặt biện pháp trừng phạt Nga

Ngày 30-7, ngay sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt tăng cường đối với Nga, Mátxcơva tuyên bố họ không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây chống Nga đang có nguy cơ đe dọa hệ thống ngân hàng quốc tế vì có thể làm gia tăng rủi ro đối với những ngân hàng có giao dịch làm ăn với 2 nước này.

Nhiều nhà đầu tư đã vội vã bán tháo cổ phiếu Ngân hàng Gazprombank ở Mátxcơva trước khi EU công bố lệnh cấm vận mới.

Nhiều nhà đầu tư đã vội vã bán tháo cổ phiếu Ngân hàng Gazprombank ở Mátxcơva trước khi EU công bố lệnh cấm vận mới.

Nga trả đũa

Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ nhằm vào 3 ngân hàng có trụ sở ở Mátxcơva gồm Ngân hàng Mátxcơva, Ngân hàng Nông nghiệp Nga và Ngân hàng VTB. 3 ngân hàng của Nga sẽ không được phép nhận các khoản tài trợ trung hạn và dài hạn mới tại Mỹ. Công ty đóng tàu United Shipbuilding Corp. ở thành phố St.Petersburg cũng nằm trong diện bị trừng phạt. Theo dự kiến, cấm vận mới của EU sẽ nhắm tới 8 nhân vật thân cận của ông Putin và 3 thực thể bằng cách hạn chế họ tiếp cận các thị trường vốn EU.

Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng đã công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Chi tiết về các biện pháp trừng phạt của Canada dự kiến sẽ được đưa ra trong những ngày tới. Đây sẽ là vòng trừng phạt thứ 11 mà Canada áp đặt lên Nga kể từ tháng 3, cho đến gần đây chủ yếu nhằm vào các cá nhân và công ty có quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mặc dù Tổng thống Barack Obama tuyên bố, các biện pháp mới sẽ gây hại cho nền kinh tế Nga hơn nhiều so với đợt cấm vận trước đó của Mỹ và EU nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định các cấm vận mà Mỹ và EU mới áp đặt lên Nga sẽ không có tác dụng. Báo Izvestia của Nga ngày 30-7 cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của những ngân hàng trên vì chúng không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài. Còn việc Mỹ trừng phạt Công ty đóng tàu United Shipbuilding Corp, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng hành động của Mỹ càng chứng tỏ sự thành công trong lĩnh vực tổ hợp công nghiệp - quân sự của Nga.

Cùng ngày, Cơ quan An toàn vệ sinh thực phẩm Nga tuyên bố có thể cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Mỹ và một số loại trái cây từ EU do có chứa chất độc hại. Các nhà cung cấp thịt cho McDonald’s cũng bị điều tra do nghi ngờ sản phẩm có sử dụng chất kháng sinh. Dù Nga và Mỹ từ lâu đã có tranh chấp quanh vấn đề thương mại nông sản, động thái này vẫn được coi là một hành động trả đũa của Nga. Theo số liệu của Hội đồng xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ, Nga là thị trường lớn thứ 2, sau Mexico nhập khẩu thịt gà Mỹ. Mỹ xuất khẩu khoảng 390 triệu USD thịt gà cho Nga năm 2013.

Hệ thống ngân hàng quốc tế sợ ảnh hưởng

Trong lúc này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các doanh nghiệp Nga có thể đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn thu và các nguồn tài chính, từ đó dẫn tới nguy cơ không thể trả nợ. Cảnh báo công bố ngày 29-7, cho rằng các ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ ngày càng cao do chất lượng tín dụng của Nga và Ukraine xấu đi. Tình hình chiến sự tại miền Đông Ukraine leo thang và các lệnh trừng phạt Nga có thể gây những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Trung Á. Theo các chuyên gia IMF, các ngân hàng Áo là những thể chế dễ bị tổn thương nhất và những hậu quả đối với các ngân hàng này có thể ảnh hưởng tới các kênh tín dụng tại châu Âu. Ngoài ra, các ngân hàng Pháp, Italy và Thụy Điển cũng đối mặt với những rủi ro lớn hơn so với các ngân hàng của các nước phát triển.

Hồi tuần trước, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay từ mức 3,7% đưa ra trước đó xuống mức 3,4% do xung đột địa chính trị tại Ukraine và khu vực Trung Đông, trong đó dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga cũng bị hạ xuống 0,2%, từ mức 1,3%, đồng thời cảnh báo nguy cơ suy thoái của nước này trong năm nay.

HẠNH CHI (tổng hợp)

 Nga trước sức ép trừng phạt của phương Tây

Tin cùng chuyên mục