Triển khai phương án bảo vệ đặc biệt bảo vật quốc gia

Bộ VH-TT-DL vừa có văn bản gửi UBND tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, các bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội... về việc tăng cường bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia. 
Cửa võng đình Diềm, thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh, là minh chứng cho kỹ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo, độc đáo và tiêu biểu nhất cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng, được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU  

Bộ chỉ rõ ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc cải tạo, nâng cấp công trình và hạ tầng kỹ thuật kho bảo quản, khu vực trưng bày của bảo tàng và khu vực thuộc di tích để bảo đảm bảo vật quốc gia được đặt trong chế độ lưu giữ, bảo quản đặc biệt.

Việc bảo quản này phải được lập thành phương án cụ thể trình cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt; phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học, chuyên gia về bảo quản căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo vật quốc gia…

Tính đến hết năm 2020, cả nước có 215 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng quyết định công nhận là bảo vật quốc gia. 

Tin cùng chuyên mục