Cơ thể chỉ khỏe mạnh, kể cả chức năng tư duy, khi tiến trình biến dưỡng được thực hiện với vận tốc và chất lượng như mong muốn. Điều kiện để cả trăm ngàn phản ứng sinh hóa xảy ra đúng thứ tự lớp lang trong từng hơi thở là các trị số sinh học trong cơ thể phải ổn định. Một trong các tiêu chí đó chính là pH máu, trị số phản ánh mối tương quan giữa lượng chất kiềm và chất toan trong cơ thể. Quá toan hay quá kiềm đều dẫn đến hậu quả bệnh lý. Quân bình kiềm - toan trong cơ thể con người lại không đồng nghĩa với kiểu chia đều 50/50.
Trái lại, thành phần chất kiềm phải chiếm ưu thế tuyệt đối với khoảng 80% tổng lượng trong khi các chất toan không được vượt quá 20%. Do đó, pH máu của người khỏe mạnh không ở vị trí trung tính mà nằm trong khoảng 7,30 - 7,40, nghĩa là hơi kiềm khiến máu mặn mẳn. Nếu pH máu vì lý do nào đó chỉ cần giảm xuống gần trị số trung tính thì nhiều căn bệnh phức tạp có thể thành hình.
Đó chính là lý do khiến nhiều người bệnh tiểu đường cứ nay bần thần mai mệt mỏi, dù là đường huyết thậm chí ổn định, do thầy thuốc không ngờ là cơ thể trở nên quá “chua” do tích lũy nhiều phế phẩm có tính acid. Tình trạng này lại càng rõ nét nếu kèm theo đó là chế độ dinh dưỡng sai lầm với món ăn có tính acid như đạm động vật, từ độc chất ôxy hóa từ môi trường ô nhiễm, trong khói thuốc lá, trong độc tính của dược phẩm dùng không đúng cách, hay thường gặp hơn nữa, vì stress!
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thậm chí thuốc đặc hiệu có thể mất đến 70% tác dụng nếu máu mất độ kiềm sinh lý. Nói cách khác, chữa máu quá ngọt mà quên trị máu quá chua, lắm khi tốn công tốn của nhưng tiền mất tật vẫn mang!
Đó cũng chính là lý do tại sao người bệnh tiểu đường không được mạnh miệng với cơm trắng, với bánh mì vì lượng tinh bột quá cao là đòn bẩy khiến máu trở nên chua. Nhưng nguyên tắc đó lại không đúng với gạo mầm có hoạt chất GABA phần vì lượng tinh bột trong gạo này thấp hơn, phần vì chất xơ trong gạo này cao hơn lại thêm tác dụng ổn định biến dưỡng của GABA nên người bệnh có thể ăn no hơn và nhờ đó ngủ yên hơn. Ăn được ngủ được chẳng phải sướng như tiên đó sao?
Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG