Cùng với đó, tập trung triển khai chương trình hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trên website của FFA để thúc đẩy gia tăng giá trị thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường kết nối các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn TPHCM với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Báo cáo của FFA cho thấy, tỷ trọng sản xuất công nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm trong toàn ngành công nghiệp của TPHCM luôn giữ mức tăng trưởng 18,5%. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành chế biến lương thực thực phẩm đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói chung, cũng như ngành công nghiệp TPHCM nói riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trên địa bàn TPHCM còn chủ động và tích cực phủ kín hàng hóa tại các kênh phân phối truyền thống, thực hiện chính sách bình ổn giá của TPHCM, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng và kích thích sản xuất hướng đến đáp ứng thị hiếu tiêu dùng.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA, cho biết trong thời gian tới, FFA sẽ làm việc với các cơ quan ban ngành về tình hình phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Đặc biệt, chú trọng triển khai các nội dung trong chương trình hợp tác về phát triển ngành lương thực thực phẩm đã ký kết với UBND TPHCM; biên bản ghi nhớ hợp tác với Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi và giới thiệu cho doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận.
Hiện FFA đang phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xây dựng đề án chuẩn hóa logo FFA theo tiêu chuẩn chất lượng để trình UBND TP và Sở Công thương TP. Các doanh nghiệp thuộc ngành lương thực thực phẩm, kỳ vọng đề án này sớm được triển khai sẽ góp phần tạo điều kiện phục vụ cộng đồng doanh nghiệp trong việc kiểm định, khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận dạng thương hiệu. Thông qua đó, tạo nền tảng cơ sở cho doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh đối với các thương hiệu hàng hóa nước ngoài; đồng thời là công cụ hiệu quả để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng.
Báo cáo của FFA cho thấy, tỷ trọng sản xuất công nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm trong toàn ngành công nghiệp của TPHCM luôn giữ mức tăng trưởng 18,5%. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành chế biến lương thực thực phẩm đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói chung, cũng như ngành công nghiệp TPHCM nói riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trên địa bàn TPHCM còn chủ động và tích cực phủ kín hàng hóa tại các kênh phân phối truyền thống, thực hiện chính sách bình ổn giá của TPHCM, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng và kích thích sản xuất hướng đến đáp ứng thị hiếu tiêu dùng.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA, cho biết trong thời gian tới, FFA sẽ làm việc với các cơ quan ban ngành về tình hình phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Đặc biệt, chú trọng triển khai các nội dung trong chương trình hợp tác về phát triển ngành lương thực thực phẩm đã ký kết với UBND TPHCM; biên bản ghi nhớ hợp tác với Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi và giới thiệu cho doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận.
Hiện FFA đang phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xây dựng đề án chuẩn hóa logo FFA theo tiêu chuẩn chất lượng để trình UBND TP và Sở Công thương TP. Các doanh nghiệp thuộc ngành lương thực thực phẩm, kỳ vọng đề án này sớm được triển khai sẽ góp phần tạo điều kiện phục vụ cộng đồng doanh nghiệp trong việc kiểm định, khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận dạng thương hiệu. Thông qua đó, tạo nền tảng cơ sở cho doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh đối với các thương hiệu hàng hóa nước ngoài; đồng thời là công cụ hiệu quả để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng.