Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 53

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, bước sang năm mới, với khí thế mới, thắng lợi mới, từ thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần làm việc trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực hết mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp

Chiều 22-2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên họp thứ 53.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao việc trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vừa qua, mặc dù diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhưng về cơ bản, các biện pháp phòng, chống dịch vẫn được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ, triển khai kịp thời, quyết liệt.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, bước sang năm mới, với khí thế mới, thắng lợi mới, từ thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần làm việc trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực hết mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra; đặc biệt là tập trung chỉ đạo công tác tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy đã trình bày báo cáo về điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua nội dung này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Một nội dung quan trọng khác cũng đã được bàn thảo ngay trong phiên làm việc chiều 22-2 là việc quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, do vị trí, vai trò quan trọng (được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013, Luật Thủ đô năm 2012), Hà Nội là địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh, thành phố trong cả nước hiện nay (3.359 km2); quy mô dân số khoảng 10 triệu người; đứng đầu cả nước với 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 579 đơn vị hành chính cấp xã. Trong khi đó, nếu thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019 thì HĐND TP Hà Nội tới đây sẽ chỉ còn 1 Phó Chủ tịch và lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND TP cũng bị giảm. Đáng lưu ý là nhiệm kỳ 2021 - 2026, TP Hà Nội còn phải triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

“Vì vậy, việc bổ sung quy định số lượng, bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền TP và Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội”, ông Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội về việc quy định HĐND TP có tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách là 19 đại biểu, trong đó lãnh đạo HĐND TP gồm 3 đồng chí: Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch. Đối với 4 Ban HĐND TP, mỗi Ban có 1 Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban và 1 Ủy viên hoạt động chuyên trách.

“Việc bố trí số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách HĐND TP như vậy không làm phát sinh tăng biên chế trong tổng biên chế hành chính của TP Hà Nội, mà chỉ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, tăng một số chức danh lãnh đạo của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026. Khi tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 thì Hà Nội phải giảm số cán bộ, công chức ở các cơ quan của thành phố để bảo đảm tổng biên chế hành chính của địa phương được giữ nguyên”, người đứng đầu ngành nội vụ lý giải thêm.

Vẫn theo ông Lê Vĩnh Tân, việc đề xuất tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội chỉ thực hiện trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 là để triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội. Sau khi kết thúc thực hiện thí điểm sẽ tiến hành tổng kết để đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp.

Quy định số lượng và bố trí các chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách như trên đối với HĐND TP Hà Nội cũng tương đương về số lượng và bố trí đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TPHCM.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tuổi trẻ với cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch - Bài 1: Mạnh mẽ, chủ động

Tuổi trẻ với cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch - Bài 1: Mạnh mẽ, chủ động

Trên các mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube… xuất hiện một số tài khoản có tên “Trại cháu Bác Hồ”, “Doanh trại cháu Bác Hồ”, “Bảo vệ hoàng kỳ”, “Hiệp hội liên minh những người yêu Bác Hồ”… thu hút cộng đồng tham gia tương tác, bình luận chia sẻ về những vấn đề xã hội mà người dân quan tâm. Thực chất những thông tin đưa lên các tài khoản mạng xã hội này nhằm mục đích gì, ai đứng đằng sau…?

Việt Nam và Thế giới

Ảnh minh họa

Tọa đàm cà phê, ca cao Việt Nam

Nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam, Viện Pháp tại TPHCM sẽ tổ chức tọa đàm mang tên Cà phê và ca cao Việt Nam vào ngày 27-5, tại IDECAF (31Đ, đường Thái Văn Lung, TPHCM).

Vững lòng biển đảo

Cựu chiến binh Thành phố Thủ Đức thăm, tặng quà Vùng 2 Hải quân

Ngày 22- 4, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh và đoàn thể phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TPHCM đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân. Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 2 chủ trì tiếp đoàn.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.