Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Luật Phòng chống ma túy

Vẫn băn khoăn quản lý sau cai nghiện

TPHCM: Cần tiếp tục thực hiện Chương trình ba giảm
  • Phải dành 16%-26% tổng quỹ đất xây dựng cho giao thông

Ngày 25-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận, cho ý kiến dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Phòng chống ma túy. Đa số ý kiến đồng tình với đề nghị của Chính phủ về việc chấm dứt quy định kéo dài thời gian tập trung sau cai để dạy nghề, học văn hóa, tạo việc làm từ 1 - 3 năm như Nghị quyết 16/QH của QH đã cho phép thí điểm ở TPHCM và 6 tỉnh, thành phố khác. “Đã đến lúc chấm dứt vai trò lịch sử của Nghị quyết 16, và luật hóa các nội dung đề án để đưa vào Luật Phòng chống ma túy sửa đổi” - Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng kết luận phiên thảo luận.

TPHCM: Cần tiếp tục thực hiện Chương trình ba giảm

Trong 5 năm qua (2001 - 2007) việc thực hiện Chương trình ba giảm (ma túy, mại dâm và tội phạm) trên địa bàn TPHCM mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhưng phải được tiếp tục thực hiện. Ngoài sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, cần có sự đồng thuận của nhân dân và có một đội ngũ cán bộ thực sự tâm huyết, nhiệt tình. Đó là những ý kiến trong Hội thảo Khoa học đề tài “Bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm: ma túy, mại dâm và tội phạm ở TPHCM” do Trường Cán bộ TP tổ chức ngày 25-4.

Cũng tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng: Khung thời gian dành cho người cai nghiện cần linh hoạt, không nên quá cứng nhắc. Cần có cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác nặc danh của người dân, hoàn chỉnh bộ máy pháp luật. Vấn đề tư vấn tâm lý cho các đối tượng là rất cần thiết. Trong thực hiện Chương trình ba giảm, mô hình quản lý là biện pháp tốt nhất, luật pháp, hành pháp là quan trọng…

Th. Hợp

Tuy nhiên, vấn đề quản lý sau cai nghiện vẫn gây băn khoăn cho nhiều đại biểu. Trong dự thảo luật, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định thời gian quản lý, giáo dục giám sát tại xã, phường để chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng từ 1 - 2 năm, không kéo dài tới 3 năm vì quá dài.

“Quy định này phù hợp với kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 mà Chính phủ vừa tổng kết” – Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an nói. Báo cáo thẩm tra về dự án này, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH cho biết, đa số ý kiến trong ủy ban này đề nghị luật hóa Nghị định 16 vào Luật Phòng chống ma túy.

Tuy nhiên, vẫn còn 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị thực hiện quản lý sau cai nghiện với 2 hình thức: quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng đối với đa số người đã chấp hành xong thời hạn cai bắt buộc, và quản lý một bộ phận người sau cai nghiện có nguy cơ tái nghiện cao. Loại ý kiến thứ hai đề nghị thực hiện quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng đối với tất cả người đã chấp hành xong thời hạn cai bắt buộc.

Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, thời gian quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng phụ thuộc vào nội dung của việc quản lý sau cai, vì khả năng, điều kiện của chính quyền địa phương, của cộng đồng. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ một số nội dung cơ bản cũng như điều kiện cần thiết của việc quản lý sau cai tại cộng đồng, làm cơ sở để QH quyết định thời hạn quản lý sau cai phù hợp.

Giải trình thêm với UBTVQH về việc bỏ quy định kéo dài thời gian tập trung sau cai nghiện, Thượng tướng Lê Thế Tiệm cho biết: “Phải thừa nhận là TPHCM từ khi gom người nghiện tập trung vào một chỗ thì số tội phạm giảm nhiều. Cai nghiện xong rồi, tiếp tục quản lý sau cai và dạy nghề để đối tượng này có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, nếu làm được thì càng có lợi cho việc phòng chống tội phạm.

Nhưng thực tế, ở TPHCM sau khi các đối tượng trở về cộng đồng, thì số tội phạm lại tăng lên”. Thay vì quản lý tập trung, Chính phủ đề nghị quản lý tại cộng đồng để chống tái nghiện từ 1 - 2 năm. Tuy nhiên, ông Trần Thế Vượng, Ủy viên UBTVQH phụ trách dân nguyện cho rằng phương án này không khả thi vì “tập trung vào một chỗ còn không thực hiện được”. Hơn nữa, ở xã, phường vừa không có người vừa không đủ ngân sách.

Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH Lê Bạch Hồng giải đáp rằng đưa về cộng đồng là khó, nhưng nếu quyết tâm làm thì vẫn có thể hiệu quả. Thượng tướng Lê Thế Tiệm bổ sung: “Phải phát huy trách nhiệm chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy, ở đâu chính quyền làm tốt thì số người tái nghiện giảm”. Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn còn băn khoăn về phương án này.

Thảo luận về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), đa số thành viên UBTVQH thống nhất với đề xuất của Chính phủ quy định “cứng” vào luật tỷ lệ đất dành cho giao thông từ 16%-26% tổng quỹ đất xây dựng (hiện hành là 5%-6%). Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Quang Bình cho rằng, tỷ lệ này phù hợp với thông lệ quốc tế. Nếu thực hiện được, sẽ cải thiện đáng kể tình hình ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn hiện nay.

B. Minh

Tin cùng chuyên mục