Theo đó, Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 0 giờ ngày 28-12-2020.


Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5/10 nước ASEAN về hoàn thành số hóa truyền hình (Brunei vào năm 2017, Singapore 2019, Malaysia 2019 và Thái Lan 2020), giữ đúng cam kết về thời gian hoản thành, trong khi Việt Nam là nước đông dân nhất trong 5 nước nêu trên. Với thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Đề án số hóa truyền hình của Việt Nam thành công bởi những lý do, cách làm rất riêng, gồm: có lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm; đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T), Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ DVB-T2; sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích thay ngân sách để thúc đẩy số hoá truyền hình (các nước khác phải dùng ngân sách) với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1.145 tỷ đồng; sáng tạo trong truyền thông, để người dân cùng doanh nghiệp cả nước tham gia, ủng hộ mạnh mẽ đề án. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam được phủ sóng 5G
-
Công viên phần mềm Quang Trung hưởng lợi từ chuyển đổi số
-
Nhiều ứng dụng thiết thực phục vụ người dân
-
Hơn 200 gian hàng trình diễn công nghệ tại Techconnect
-
Bộ Quốc phòng và Bộ TT-TT phối hợp bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng
-
Công nghiệp ICT Việt Nam trở thành ngành xuất siêu lớn nhất của nền kinh tế
-
Viettel đạt gần 40.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2020
-
Thủ tướng bấm nút khai trương Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 và khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
-
VNPT cam kết giúp Quảng Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
-
Nhận diện thương hiệu mới của Viettel và sứ mệnh tiên phong kiến tạo xã hội số