Tuyến cáp quang biển ADC có chiều dài cáp ngầm là 9.800km, dung lượng đạt trên 140 Tbps, sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại nhất hiện nay, giúp kết nối các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tổng mức đầu tư ban đầu là 290 triệu USD.
Cùng với các tuyến cáp quang biển hiện đang khai thác khác, tuyến cáp ADC của Viettel dự kiến khi đưa vào vận hành khai thác sẽ bổ sung 18Tbps vào tổng dung lượng kết nối quốc tế của Viettel, góp phần cung cấp một lượng lớn dung lượng tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế.
![]() ADC là tuyến cáp biển thứ 5, với quy mô đầu tư lớn nhất cho đến nay của Viettel, trên cơ sở hợp tác đầu tư, xây dựng với các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn trên thế giới như: Singtel, China Telecom, SoftBank, China Unicom, NT, PLDT, TATA Communications.
|
Được biết, Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này, theo đó, trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp biển thứ ba Viettel sở hữu độc quyền. Tính đến nay, Viettel đã đầu tư 5 dự án cáp quang biển, bao gồm: AAE-1 (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu) và ADC (trạm cập bờ đặt tại Quy Nhơn. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lan tỏa khoa học về sự sống tại Việt Nam
-
Nhiều kỳ vọng trong Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022
-
Phát hiện mới về nguồn gốc hình thành lục địa
-
Hoạt động chuyển đổi số vẫn còn sơ sài
-
Ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho sản phẩm UEBA
-
Tìm kiếm Đại sứ đổi mới sáng tạo Việt Nam - In2spire Award
-
Tiếp sức đầu tư và tạo ra cơ hội phát triển cho các Startup công nghệ
-
TPHCM công bố Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường
-
Viettel nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ chuyển đổi số quốc gia
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Khuyến khích đầu tư cho chuyển đổi số