Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm: Cựu Giám đốc chi nhánh của SCB "bị cho nghỉ" vì không làm theo chỉ đạo

Bào chữa cho bị cáo Lê Anh Phương (cựu Giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn), luật sư của bị cáo thông tin, trong quá trình làm việc, bị cáo nhiều lần không đồng ý thực hiện và đã bị lãnh đạo SCB "cho nghỉ việc" vào tháng 10-2020.

Ngày 26-3, phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

z5285822044572-4fc58cb6545b3372ddaeb9b536878e58-130.jpg
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 26-3. Ảnh: CAO THĂNG

Theo luật sư của bị cáo Lê Anh Phương, mô hình quản trị SCB là quản trị tập trung tại hội sở, tất cả các chi nhánh được xem là đơn vị kinh doanh. Giám đốc chi nhánh chỉ thực hiện nhiệm vụ ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mà không có quyền thẩm định lại những hồ sơ do khối tái thẩm định đưa xuống. Khối tái thẩm định lập thông tin khoản vay trước, sau đó gửi về chi nhánh để hoàn tất thủ tục.

z5285822083299_b01d68171101d4240dc9063976452053.jpg
z5285822144700_4006c766e4fe0c1ff9776b8563e52a3a.jpg
z5285822137332_274056541c933f7d46dba94abc28d748.jpg
Các bị cáo tại tòa sáng 26-3. Ảnh: CAO THĂNG

Bị cáo Lê Anh Phương nhận chỉ đạo trực tiếp từ Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc SCB – đã chết), sau đó là Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB). Các hồ sơ vay này buộc phải được lập theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan. Các bộ phận liên quan đến xét duyệt, cấp tín dụng cho khoản vay phải tuân thủ thực hiện. Nếu ai đó không tuân thủ, không đồng ý cho vay thì có thể sẽ bị thay thế, cho nghỉ việc.

z5285822122403_c7b3eb02a5d71d994e326524dc9037c5.jpg
z5285822101329_8bad417d2cbc6e6410f23f27bf2bf26d.jpg
Các luật sư tại phiên tòa ngày 26-3. Ảnh: CAO THĂNG

Luật sư dẫn chứng lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra: Vào năm 2020, khi bị cáo Lê Anh Phương đang làm Giám đốc SCB Sài Gòn, có một số khoản vay được Trần Thị Mỹ Dung, Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền Tổng Giám đốc) chỉ đạo chi nhánh lập hồ sơ cho vay.

z5285822115050_409d7661859594d0c28faf966669705e.jpg
z5285822105543_cbfff6409cbce61694a0a9686f4f1057.jpg
z5285822069128_2822cbe2cea3591c5c089c23c564cdcf.jpg
Các bị cáo tại tòa sáng 26-3. Ảnh: CAO THĂNG

Lê Anh Phương đã có ý kiến không đồng ý với các khoản vay này. Ngay sau đó, Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) gọi Lê Anh Phương lên và nói sẽ sắp xếp cho Phương qua đơn vị khác. Sau đó, Lê Anh Phương nghỉ công tác tại SCB.

Luật sư của bị cáo cho rằng, điều này thể hiện ý chí chủ quan của bị cáo Phương khi nhận biết những hồ sơ vay vốn sai đã không thực hiện và chấp nhận nghỉ việc. Cộng với vai trò chỉ là người làm công ăn lương, luật sư của bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại mức án đề nghị 8-9 năm tù đối với bị cáo Lê Anh Phương vì “khá nặng”.

Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của luật sư các bị cáo Hoàng Minh Hoàn (quyền Tổng Giám đốc SCB), Trần Thuận Hòa (thành viên HĐQT SCB), Trần Hoàng Giang (cựu Giám đốc Phòng Tái Thẩm định SCB)...

Theo cáo trạng, từ ngày 24-8-2017 đến ngày 9-10-2020, Lê Anh Phương đã ký hợp thức hồ sơ của 119 khoản vay; liên hệ với Đỗ Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn - dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC để phát hành các chứng thư hợp thức cho 4 khoản vay tại SCB. Qua đó đã gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 72.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục