Đây là dịp để các trường sư phạm, các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm vận dụng vào việc xây dựng các cơ sở GDMN theo hướng trường mầm non hạnh phúc.

“Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường, từ ban giám hiệu đến các giáo viên”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu.
Các ý kiến tại hội thảo đều nhấn mạnh, để xây dựng trường mầm non hạnh phúc, trước hết, các thầy cô giáo phải có năng lực, kỹ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và kỹ năng ứng xử sư phạm, môi trường làm việc tốt, lớp học được bài trí khoa học phù hợp với trẻ.
Cùng với đó, thầy cô giáo, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình để thống nhất với nhà trường về cách quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ. Còn đối với cơ quan quản lý phải quan tâm hơn đến đời sống, môi trường làm việc của giáo viên nhất là bảo đảm sĩ số lớp không được quá tải. Khi có trường mầm non hạnh phúc thì sẽ đẩy lùi bạo lực học đường.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tăng cường quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập
-
TPHCM: Tuyển bổ sung học sinh lớp 10 chương trình tích hợp năm học 2020-2021
-
Báo động tình trạng bạo lực giới trong trường học
-
Hợp tác toàn diện nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam
-
Tăng cường biện pháp quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
-
TPHCM: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh
-
Hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp
-
Bộ GD-ĐT yêu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo
-
Sẻ chia cùng sinh viên nghèo
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh