100 năm trò chơi ô chữ

Ô chữ được cho là trò chơi phổ  biến nhất trên thế giới. Trò chơi này đầu tiên xuất hiện tại Anh trong thế kỷ 19. Về cơ bản, nó gồm nhiều ô vuông để trống, sau đó người chơi điền các ký tự vào theo chiều ngang và dọc từ gợi ý của các câu cho sẵn. Tại Mỹ, từ khi ra đời, trò chơi này đã phát triển thành một trò tiêu khiển được nhiều người thuộc mọi tầng lớp ưa thích.
100 năm trò chơi ô chữ

Ô chữ được cho là trò chơi phổ  biến nhất trên thế giới. Trò chơi này đầu tiên xuất hiện tại Anh trong thế kỷ 19. Về cơ bản, nó gồm nhiều ô vuông để trống, sau đó người chơi điền các ký tự vào theo chiều ngang và dọc từ gợi ý của các câu cho sẵn. Tại Mỹ, từ khi ra đời, trò chơi này đã phát triển thành một trò tiêu khiển được nhiều người thuộc mọi tầng lớp ưa thích.

Người đầu tiên phát minh ra trò chơi ô chữ là nhà báo Arthur Wynne, từ Liverpool (Anh). Nhưng trò chơi lần đầu tiên xuất hiện trên báo vào ngày 21-12-1913, trên tờ báo chủ nhật, New York World, ở Mỹ. Trong thời gian đầu những năm 1920, trò tiêu khiển mới này được bắt đầu thịnh hành và chẳng bao lâu trở thành đặc trưng trong gần như tất cả các tờ báo Mỹ. Mặc dù do người Anh phát minh, song mãi đến tháng 2-1922, trò chơi ô chữ mới bắt đầu xuất hiện trên một ấn phẩm của Anh, tạp chí Pearson. Nhưng độ phức tạp trong trò chơi này tại Anh vượt qua Mỹ. Trò chơi ô chữ cũng đã đi vào nhiều tác phẩm văn học.

Thanh tra Morse, một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Anh Colin Dexter, đã tìm thấy gợi ý điều tra vụ giết người từ trong trò chơi ô chữ. Trong thực tế, các fan hâm mộ ô chữ tận dụng mọi thời gian rảnh để chơi trò này bất cứ nơi đâu, từ thư viện đến công sở, tàu điện ngầm và cả trong khi ăn. Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi còn đương chức chơi ô chữ ngay trên chuyên cơ Air Force One; nhà văn Anh Montague Rhodes James chơi ô chữ khi chờ luộc trứng. Danh ca opera Mỹ Beverly Sills, tiểu thuyết gia kiêm nhà báo Mỹ Norman Kingsley Mailer, người dẫn chương trình truyền hình Jon Stewart, nhóm nhạc rock đồng quê Indigo Girls… cũng là các fan nhiệt tình của trò chơi ô chữ.

Brigitte Bardot với trò chơi ô chữ.

Brigitte Bardot với trò chơi ô chữ.

Hiện nay, trò chơi ô chữ xuất hiện trên đa số các tờ báo và tạp chí trên thế giới. Tại Mỹ, có hơn 300 tờ báo và tạp chí có trò chơi này. Có lẽ ô chữ trên tờ New York Times là nổi tiếng nhất. Tờ báo này bắt đầu đăng trò chơi ô chữ vào ngày chủ nhật, 15-2-1942. Đến năm 1950 thì xuất hiện hàng ngày. Trên tờ báo này, ô chữ thường tăng độ khó trong tuần với mức độ dễ nhất vào ngày thứ hai sau đó tăng dần lên đến cuối tuần, khó nhất là vào thứ bảy. Riêng chủ nhật ô chữ xuất hiện trên tạp chí của tờ này có độ khó trung bình.

Năm 2007, Công ty Majesco đã tung ra trò chơi ô chữ phiên bản điện tử dùng cho máy cầm tay Nintendo DS, gồm 1.000 trò chơi ô chữ từng xuất hiện trên nhật báo New York Times.

KHÁNH MINH

Tin cùng chuyên mục