Trong đó, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (30 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ), Ấn Độ (20 vụ), EU (14 vụ)... Những vụ việc bị điều tra nhiều nhất là điều tra chống bán phá giá (87 vụ việc, chiếm hơn 50%), tự vệ (33 vụ), chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ) và chống trợ cấp (15 vụ).
Ngược lại, trong thời gian này, Việt Nam khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại chỉ 15 vụ (8 vụ chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế tự vệ). Số vụ khởi xướng điều tra ít là do Việt Nam chủ trương khuyến khích tự do hóa thương mại, nên chỉ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp thật sự cần thiết.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 824/QĐ-TTg ban hành Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Đề án 824). Bộ Công thương cũng đang tham mưu Chính phủ xây dựng nghị quyết về một số biện pháp cấp bách để tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân
-
Chiều nay 23-5, giá xăng lên gần 31.000 đồng/lít - kỷ lục từ trước đến nay
-
Ủy ban Kinh tế: Nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, đe dọa tiến trình phục hồi nền kinh tế
-
Điểm danh hàng loạt dự án chậm tiến độ, gây lãng phí lớn về nguồn lực
-
Năm nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%- 6,5% là thách thức rất lớn
-
Rút kinh nghiệm về đăng ký vốn không chính xác, phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần
-
Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
-
Chặt chẽ nhưng không được gây đổ vỡ
-
Xóa bỏ tâm lý “ôm” vốn về cho chắc
-
Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản