
Theo đó, côn trùng mà nạn nhân ăn được xác định là sâu ban miêu. Loại côn trùng này chứa độc tố tự nhiên. Độc tố của sâu ban miêu là chất cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ dạ dày, ruột cho đến gan, thận, máu.
Tùy vào số lượng ăn nhiều hay ít, sẽ gây ra mức độ ngộ độc khác nhau. Đối với vụ ngộ độc ở Kông Chro xảy ra chiều 18-4, người tử vong là ăn nhiều côn trùng này.
Theo ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục cũng đã có báo cáo về Cục An toàn thực phẩm, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, UBND tỉnh và Sở Y tế về vụ việc. Đồng thời, đơn vị cũng khẩn trương ra văn bản triển khai cho 17 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh để có khuyến cáo cho người dân không ăn côn trùng, gây ngộ độc như trường hợp tại huyện Kông Chro.
Như SGGPO đã đưa tin, 3 người ở Quảng Ngãi lên xã Đắk Song, Kông Chro, tỉnh Gia Lai làm thuê. Chiều ngày 18-4, nhóm người này bắt côn trùng lạ để về chiên ăn thì ngộ độc làm 1 người chết, 2 người đi cấp cứu.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
“Nhập nhèm” công - tư trong ngành y tế chính là lãng phí nguồn lực nhà nước
-
TPHCM: Thêm 5 trường hợp ngộ độc rượu
-
Ngăn chặn nguy cơ dịch chồng dịch
-
Tăng cường giám sát hoạt động tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ
-
Vụ nhóm sinh viên ngộ độc methanol: Một bệnh nhân vẫn nguy kịch
-
Lập 4 đoàn kiểm tra cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế tại bệnh viện
-
Ngày 7-8, dịch Covid-19 giảm còn 1.381 ca mắc, tiếp tục không có ca tử vong
-
Thanh niên 23 tuổi được kéo dài chân thêm 18cm
-
Ủy ban kiểm tra vào cuộc vụ nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh dự nhiều tiệc xa hoa trước khi nghỉ hưu
-
Nguồn gốc “bình rượu” trong vụ sinh viên tử vong do ngộ độc