Buổi tập huấn được trình bày và hướng dẫn 4 nội dung chính: Mô hình CDIO trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Gợi ý triển khai mô hình CDIO cho đào tạo sau ĐH tại ĐH Quốc gia TPHCM; Xây dựng đề cương môn học; Thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình CDIO. Trong đó, các báo cáo viên đã đi sâu phân tích phương pháp, quy trình, biểu mẫu, cách thức làm bài tập nhóm khi xây dựng đề cương môn học và thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình CDIO.
CDIO là phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và triển khai đào tạo theo một quy trình khoa học.
ĐH Quốc gia TPHCM bắt đầu áp dụng mô hình CDIO từ năm 2010, thí điểm cho 5 ngành đào tạo. Đến cuối năm 2017, ĐH Quốc gia TPHCM có 5 trường, 29 khoa, 62 chương trình đào tạo trình độ đại học tham gia áp dụng CDIO, trong đó 21 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn ABET. Trên cơ sở những kết quả đó, năm 2018-2019, ĐH Quốc gia TPHCM tiếp tục triển khai mô hình CDIO cho 8 ngành đào tạo sau ĐH.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sẻ chia cùng sinh viên nghèo
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh
-
85 sinh viên được vay gần 4 tỷ đồng, không lãi suất
-
3 trường Đại học Bách khoa ký kết hợp tác
-
Đảm bảo quyền lợi học sinh khi dừng chương trình nước ngoài
-
Gần 100 học sinh đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
-
Kích hoạt cơ hội học tập miễn phí cho cộng đồng
-
TPHCM: Chăm lo tết cho cán bộ, giáo viên ngoại thành
-
Nghiên cứu khoa học định hướng khởi nghiệp cho học sinh
-
Kết thúc diễn đàn “Chống bệnh thành tích trong giáo dục”