Tuyên bố này cũng được kết hợp với tuyên bố về biến đổi khí hậu, trong đó kêu gọi các thành viên Nhóm 7 nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần “nhanh chóng thực thi các cam kết loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”.
Tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử diễn đàn, Australia chính thức rút khỏi một cam kết về biến đổi khí hậu, sau 12 tiếng thảo luận về dự thảo tuyên bố chung. Trước đó, để làm giảm mâu thuẫn về các điều khoản chống biến đổi khí hậu và hạn chế bớt phạm vi cam kết của tuyên bố chung của diễn đàn, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố khoản tài trợ mới trị giá hơn 1,36 triệu USD giúp các quốc đảo Thái Bình Dương đối phó với sự cố tràn dầu và các sự kiện ô nhiễm hàng hải khác. Ngoài ra, ông Morrison cũng tiết lộ về khoản đầu tư kỷ lục của Australia 377 triệu USD vào ngành năng lượng tái tạo, cam kết giảm sự phụ thuộc vào than đá và theo đuổi mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Thế giới: Hơn 100 triệu người buộc phải di tản
-
Tân Thủ tướng Australia công bố các ưu tiên
-
Myanmar tìm thấy 14 thi thể người di cư trôi dạt vào bờ biển
-
Sập tòa nhà 10 tầng tại Iran, nhiều người chết và bị mắc kẹt
-
WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ
-
Chạy đua khởi nghiệp công nghiệp vũ trụ dân sự
-
Nhiều nước châu Phi yêu cầu Nga giúp đỡ lương thực
-
Nỗ lực thoát bẫy khí đốt
-
Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
-
Mỹ thu hồi chỉ định khủng bố đối với 5 tổ chức nước ngoài