Việc đề xuất bãi bỏ những quy định liên quan này nhằm phù hợp với Nghị định 08/2018 về kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho doanh nghiệp.
Các quy định đề xuất khi được bãi bỏ sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn trước đây. Đơn cử, không còn quy định về vị trí, diện tích tối thiểu; hay đối với việc cấp giấy chứng nhận cửa hàng xăng dầu đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, sẽ không xem xét về địa điểm phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định khác có liên quan về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…
Song song với việc trình dự thảo nêu trên, Sở Công thương TPHCM cũng kiến nghị, UBND TP có văn bản chỉ đạo các sở ngành, UBND 24 quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp với Sở Công thương triển khai Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, để công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này đạt hiệu quả, phù hợp với quy định hiện hành.
Đại diện Sở Công thương cũng cho biết, trong thời gian này, doanh nghiệp có nhu cầu liên quan đến thủ tục hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của sở như bình thường.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Làm rõ trách nhiệm 17 bộ và cơ quan chậm giải ngân vốn đầu tư công
-
Giá cho thuê đất KCN khu vực phía Nam tăng cao
-
Sẽ có 2 phiên chợ không dùng tiền mặt cho công nhân
-
TPHCM: Xử phạt 5.530 vụ buôn bán hàng giả, không xuất xứ
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
-
Hành động hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
-
Vàng SJC tăng 700.000 đồng/lượng
-
Mô hình hội chợ triển lãm thực tế ảo, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp
-
Nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao
-
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 5,2 - 6,2%