Trong đó, nhóm kinh tế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; Nhóm môi trường gồm 10 chỉ tiêu đánh giá về chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, xả thải, phát thải khí nhà kính trong phát triển đô thị.
Nhóm xã hội gồm 4 chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân đô thị... Nhóm chỉ tiêu thể chế gồn 5 chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
Đây là cơ sở để các đô thị đề xuất hoạt động ưu tiên xây dựng đô thị tăng trưởng xanh; rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị; kiểm tra, giám sát các chương trình, kế hoạch của đô thị triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên tại các đô thị.
Các tin, bài viết khác
-
Các nhà khoa học kêu gọi tăng cường chống biến đổi khí hậu
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh
-
Đảo ngọc Phú Quốc với nỗi lo ô nhiễm
-
2 công ty xử lý rác tại TPHCM chậm khắc phục ô nhiễm
-
Ứng phó rét hại, không để trâu, bò tiếp tục chết rét
-
Vi phạm trong bảo vệ môi trường, doanh nghiệp bị phạt 210 triệu đồng
-
Chất lượng không khí nhiều tỉnh thành miền Bắc rất xấu
-
Người dân phản ứng vì bãi rác quá ô nhiễm
-
Thuận theo tự nhiên
-
Nhiều mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường duy trì bền vững