Tại khu vực làm thủ tục của Vietnam Airlines, Vietravel Airlines, Bamboo Airways, Vietjet…, nhân viên các hãng bận rộn hướng dẫn hành khách xếp hàng, khai báo y tế…

Tuy vậy, do số lượng hành khách tăng dần, nhu cầu đi lại nhiều nên có tình trạng khách phải chờ đợi do một số chuyến bay bị trễ. Nhìn chung, giá vé máy bay đi các tỉnh đã tăng nhiều so với cách nay 1 tuần, tùy thương hiệu, giờ bay. Chẳng hạn, giá vé bay 1 chiều vào buổi sáng của một số hãng khởi hành từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bình thường dao động từ 700.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, nhưng thời điểm này khoảng 1,6-3 triệu đồng/người. Tương tự, các chyến bay tối TPHCM - Hải Phòng dao động từ 3,1-5,6 triệu đồng/người (ngày thường khoảng 2,5 triệu đồng/người).
Cũng trong ngày 25-1, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết đã quyết định tăng chuyến bay từ nay đến 16-2 để đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp cao điểm Tết. Theo đó, tổng ghế cung ứng giai đoạn này là 2,85 triệu ghế và 13.400 chuyến bay, bằng 107% về số ghế và 109% về chuyến bay so Tết năm trước.
Hiện các chuyến bay từ TPHCM đi Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Quảng Nam... đều rất đông khách, nhiều chuyến bay có tỷ lệ lấp đầy từ 70%-90%. Đặc biệt, đường bay TPHCM - Vinh vẫn tiếp tục nóng bỏng do nhu cầu quá đông. Hiện đường bay này có giá vé rất cao.
Vào ngày 27, 28-1, giá vé của hãng Vietjet, Bamboo ở mức trên dưới 3 triệu đồng/vé, vé của Vietnam Airlines trên dưới 6 triệu đồng/vé. Với đường bay TPHCM - Hà Nội, giá vé năm nay thấp hơn nhiều so với những năm trước, chỉ khoảng trên dưới 3 triệu đồng/vé và khá dễ mua.
Ngược với không khí tấp nập ở sân bay, các bến xe khách liên tỉnh như miền Đông, miền Tây vẫn rất... vắng vẻ. Lượng khách đi về các tỉnh rất ít. Theo lãnh đạo các bến xe, dự kiến từ ngày 26 tháng Chạp tới Tết, lượng khách mới bắt đầu tăng.
Về đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết vừa tổ chức chạy thêm 2 tàu khách Thống Nhất để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm. Như vậy, trong dịp Tết Nhâm Dần, ngành đường sắt đã có 7 đôi tàu khách giữa Hà Nội - TPHCM bao gồm: SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8, SE9/10, SE11/12, và SE23/24. Lượng vé tàu Tết bán ra của ngành đường sắt đến thời điểm này chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ Tết năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu mua vé mấy ngày gần đây tăng khoảng 2.000 vé/ngày.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tăng tốc dự án đường Hồ Chí Minh
-
Bộ GTVT yêu cầu đấu thầu qua mạng toàn bộ các gói thầu sử dụng vốn trong nước
-
Hành khách hốt hoảng vì tàu Cát Linh- Hà Đông dừng đột ngột giữa mưa lớn
-
“Hố tử thần” xuất hiện giữa giao lộ tại TP Thủ Đức
-
Chấn chỉnh việc tăng giá, chèn ép khách đi xe tại sân bay Tân Sơn Nhất
-
Bộ GTVT yêu cầu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất chấn chỉnh hiện tượng tăng giá, chèn ép khách đi xe
-
Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
-
8 dự án hạ tầng giao thông lớn TPHCM chuẩn bị đầu tư cần bao nhiêu vốn?
-
4 dự án nâng cấp luồng hàng hải cần thêm khoảng 700 tỷ đồng
-
TPHCM: Chuẩn bị đầu tư 8 dự án hạ tầng giao thông lớn