Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ

Liên tục trong ngày 28 và 29-1, dòng người không ngớt đổ về khuôn viên Bảo tàng Quang Trung rộng 95.000m2 để dự lễ, “trẩy hội” đầu năm nhằm tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2020).
Trong 2 ngày 28 và 29-1 (tức mùng 4 và mùng 5 Tết Canh Tý) tỉnh Bình Định tổ chức lễ hội kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2020)
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 2
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 3 Phần lễ diễn ra vào chiều 28-1, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định cùng đông đảo người dân địa phương tổ chức dâng hương, hoa tưởng nhớ và ôn lại các chiến công hiển hách, hào hùng của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 4 Giới trẻ trong một tiết mục tại phần lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 5 Người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đã thần tốc lập nên nhiều chiến công vang danh bờ cõi, như: đánh tan 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút, tiến quân ra Bắc dẹp nhà Trịnh để lấy lại cơ đồ giao cho nhà Lê, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 6 Đỉnh cao là ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, đoàn quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Quang Trung đã tấn công vào Thăng Long, buộc toàn bộ quân Thanh phải tháo chạy về nước… 
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 7
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 8 Phần hội của lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa bao gồm hội đánh Bài chòi Dân gian Bình Định, chương trình biểu diễn của Nhà hát Tuồng Đào Tấn, chương trình biểu diễn của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, trò chơi lớn với chủ đề “Hành binh thần tốc”, hội thi đối kháng võ cổ truyền, triển lãm ảnh nghệ thuật mở rộng, triển lãm Hoa mai, sinh vật cảnh và tham các trò chơi dân gian…
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 9
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 10 Ngoài ra, người dân đến tham dự lễ hội thường hay múc nước ở giếng cổ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung để uống hoặc rửa mặt và xem việc làm này là lấy lộc may mắn đầu năm
Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 11 Nhiều tiết mục biểu diễn võ thuật, giao lưu thi đấu võ cổ truyền trong phần lễ và phần hội

Khuôn viên Bảo tàng Quang Trung Bình Định được thiết kế với cấu trúc 9 phòng, trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn.

Biển người “trẩy hội” Ngọc Hồi - Đống Đa trên quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ ảnh 12 Một góc bảo tàng Quang Trung nhìn từ trên cao. Ảnh:TH.HẢI 

Trước sân có cổng tam quan, kế đó là nhà bia ghi công lao của vị anh hùng Quang Trung bằng chữ quốc ngữ. Chính điện được chia thành ba gian, gian giữa thờ anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian còn lại thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi điện đặt ban thờ các văn thần, võ sĩ nhà Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng…

Cho đến nay, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ, tương truyền lại là có từ thời Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn). Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m.

Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng. Kế bên trái điện là cây me cổ to lớn tỏa bóng mát một góc vườn, theo người dân nơi đây kể lại, chu vi gốc cây lên tới 3,5m.

Tin cùng chuyên mục