Biểu tượng

Biểu tượng học là một ngành nghiên cứu còn khá xa lạ tại Việt Nam dù rằng đất nước ta được coi là một trong những vùng địa lý có hệ thống biểu tượng phong phú vào bậc nhất thế giới. Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều tiếp xúc với vô vàn các biểu tượng khác nhau, mỗi biểu tượng lại hàm chứa những ý nghĩa, kiến thức và thậm chí cả những bí mật lịch sử… thế nhưng chẳng mấy ai quan tâm hay chú ý đến ý nghĩa của các biểu tượng.

Biểu tượng học là một ngành nghiên cứu còn khá xa lạ tại Việt Nam dù rằng đất nước ta được coi là một trong những vùng địa lý có hệ thống biểu tượng phong phú vào bậc nhất thế giới. Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều tiếp xúc với vô vàn các biểu tượng khác nhau, mỗi biểu tượng lại hàm chứa những ý nghĩa, kiến thức và thậm chí cả những bí mật lịch sử… thế nhưng chẳng mấy ai quan tâm hay chú ý đến ý nghĩa của các biểu tượng.

Mãi đến sau này, khi tác phẩm Mật mã Da Vinci của nhà văn Mỹ Dan Brown được xuất bản tại Việt Nam với nhân vật chính là một nhà biểu tượng học và nội dung xoay quanh chuyến phiêu lưu giải nghĩa những biểu tượng huyền bí của thế giới, biểu tượng mới dần được bạn đọc trong nước chú ý.

Tuy nhiên, sách về biểu tượng học trong nước vẫn còn khá ít ỏi, chính vì thế việc NXB Kim Đồng xuất bản bộ sách hai cuốn có nhan đề Biểu tượng của tác giả Tử Đinh Hương được xem là một sự kiện quan trọng đối với những ai ham mê tìm tòi ý nghĩa của những biểu tượng Việt Nam. Thông qua cuốn sách, bạn sẽ bất ngờ khi biết được chiếc quạt gấp giản dị là biểu tượng cho sự vương giả, loài ngỗng là biểu tượng cho sự thủy chung.

Và thật ngạc nhiên khi cùng là hình tam giác nhưng tam giác vuông biểu trưng cho “nước”, tam giác đều - “đất”, tam giác cân - “lửa” và tam giác thường là hình ảnh đại diện của “không khí”. Cuốn sách cũng sẽ khiến bạn đọc bất ngờ khi biết rằng ở Việt Nam, con bọ hung gợi nhắc đến tên Lý Thông làm nghề buôn rượu, gian ngoa và giả dối trong truyện cổ tích Thạch Sanh, còn ở Ai Cập, bọ hung lại là biểu tượng của chu kỳ mặt trời và sự hồi sinh.

Nếu ở tập 1, Biểu tượng giúp bạn hiểu hơn về các biểu tượng gắn liền với cuộc sống tự nhiên của những sinh linh như cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú… thì ở tập 2, tác phẩm Biểu tượng lại khai thác bí mật của những hình ảnh quen thuộc như tam giác, hình tròn, hình thang, bí mật của những con giáp được dùng để đặt tên cho từng năm của người Á Đông, những bí mật ẩn giấu trong những vật dụng mà bạn sử dụng hàng ngày…

Nét độc đáo trong bộ Biểu tượng nằm ở sự dụng công của người biên soạn khi cố gắng lược thuật và chọn lọc những câu từ dễ hiểu, cách lý giải sáng rõ, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi - một lứa tuổi nhạy cảm với màu sắc, tò mò trước ký hiệu và hình khối. “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc chọn lựa biểu tượng, cách thể hiện, lối hành văn…, cố gắng viết để sao cho khi đọc, nhất là trẻ em, thấy dễ hiểu và có cảm xúc”, tác giả Tử Đinh Hương chia sẻ.

Vượt qua mọi khó khăn về mặt tư liệu, nét độc đáo của Biểu tượng nằm ở chất văn khi tác giả khéo léo kết nối các hình ảnh biểu tượng với các bài thơ, câu châm ngôn thú vị, sâu sắc. Hình ảnh hoa đào - biểu tượng của mùa xuân được gợi nhắc trong những câu thơ cảm động: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua.

Hay cây sậy - biểu tượng của sự khôn ngoan được nhắc đến trong câu nói nổi tiếng của Pascal: “Hãy làm một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Và ngọn lửa - biểu trưng cho ánh sáng, sự sống gắn bó với câu chuyện về nữ thần Prometheus trong Thần thoại Hy Lạp. Biểu tượng, có lẽ vì vậy, là một bộ sách đem đến nhiều trải nghiệm cả về mặt tri thức và cảm xúc đối với người đọc.

XUÂN THÂN

Tin cùng chuyên mục