Bình Phước: Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch

Ngày 5-10, thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 1078-KL/TU về quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025: Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có được bảo vệ nghiêm ngặt; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng.

Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 71,7%. 100% các ban quản lý rừng có tiềm năng về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí hoàn thành việc lập Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại các khu rừng.

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Thông qua các hình thức tự tổ chức thực hiện, liên doanh, liên kết và cho thuê môi trường rừng để kêu gọi, chuẩn bị đầu tư được 7 dự án đầu tư về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; kết nối, lồng ghép các tuyến du lịch nội tỉnh với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Phước.

Đến năm 2030, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 2,0 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm khoảng 65%; tiếp tục triển khai có hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững tại 100% các đơn vị chủ rừng; xúc tiến, kêu gọi đầu tư được 12 dự án về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; phát triển du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập dừng chân nghỉ ngơi trong lúc đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập dừng chân nghỉ ngơi trong lúc đi tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Giải pháp là triển khai đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch, đề án; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; bảo vệ môi trường; huy động các nguồn lực để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch.

Tin cùng chuyên mục