Tuy nhiên, theo các chuyên gia về tâm lý, thực tế mâu thuẫn ở đây không phải ở sự khó hiểu mà chỉ là do sự không chịu hiểu lẫn nhau của cả hai bên, con cái và bố mẹ.
Chán không buồn nói
Hoàng Thị H., học sinh lớp 11 Trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh, TPHCM) tâm sự tại buổi sinh hoạt Đoàn hè 2018 rằng bố mẹ bạn về đến nhà là cắm đầu vào điện thoại, máy tính bảng. H. có rất nhiều chuyện để tâm sự, từ chuyện trường học, thầy cô, bạn bè, đến những trở ngại tình cảm, những trăn trở về định hướng học tương lai. Thế nhưng, cứ nói vài câu là không bố thì mẹ gạt đi “bố mẹ đi làm về rất mệt, để khi khác nói”. Dần dần, H. quen với việc mọi chuyện từ mình giải quyết, tự mình quyết định, năm nay lên lớp 12, sang năm thi đại học, H. tự chọn con đường cho mình, còn bố mẹ thì sửng sốt sau đó phản đối. Khi H. tỏ ra bướng bỉnh theo lựa chọn của mình thì bố mẹ H. đi tâm sự với mọi người rằng, con bé lỳ lợm quá. Còn H. thì thờ ơ, bởi thực ra con đường mình chọn đã định hình từ lâu và có hướng đi cụ thể, chỉ là H. cảm thấy “chán chả buồn nói” với bố mẹ mà thôi.
D., học sinh Trường THPT Ngô Quyền, lại lâm vào cảm giác hoang mang lo sợ. Bố mẹ D. thích bạn vào trường y, sau này trở thành bác sĩ trong khi bản thân D. lại thích kinh tế. D. kể, bố mẹ bạn suốt ngày ngồi vẽ ra viễn cảnh tương lai làm bác sĩ thu nhập khá, được trọng vọng… thế nhưng điều đơn giản nhất mà bậc phụ huynh không biết là D. hoàn toàn không có niềm tin về khả năng thi đậu trường y. D. hiểu rõ năng lực học tập, khả năng thực tế của mình và hoàn toàn không có ảo tưởng sẽ dễ dàng vào học trường y. Đó là chưa kể bạn cũng không thích ngành y và luôn có cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy máu hay các vụ tai nạn nhưng lại không dám nói với bố mẹ. Bởi theo D., “bố mẹ chẳng hiểu gì về mình cả”.
Ở hướng ngược lại, không ít các ông bố bà mẹ đã liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm tư vấn tâm lý chỉ để than phiền rằng họ không thể hiểu được con cái của chính mình. Thậm chí, có người nửa đêm gọi điện cho tư vấn viên, bật khóc vì không thể hiểu vì sao con mình lại khó hiểu như vậy. Điều khiến các ông bố bà mẹ khó giải thích nhất là vì sao, mọi suy nghĩ, quyết định của họ đều là những gì tốt nhất cho con nhưng bản thân những đứa con lại nhất quyết từ chối. Đứa mạnh mẽ thì phản đối ra mặt, đứa nhút nhất thì chịu đựng nhưng rồi lại ngầm phản ứng tiêu cực.
Thực ra, bố mẹ và con cái hiểu nhau nhất
Trên diễn đàn về dạy con, một ông bố kể lại trường hợp của mình, anh có một cô con gái năm nay học lớp 8, cái tuổi dở dở ương ương nhất của một thiếu nữ. Vợ anh suốt ngày nhức đầu vì không thể hiểu nổi con gái mình, còn anh sau một thời gian thấy vợ than phiền bèn thử gần gũi lại con mình. Tình cờ đọc một dòng tâm sự của con đang giận nhau với đứa bạn thân do hai đứa thích hai ban nhạc nam Hàn Quốc khác nhau. Anh bèn lên mạng tìm hiểu về cả hai nhóm nhạc này, nghiên cứu các chi tiết xung quanh các thành viên. Sau đó, trong một lần thấy cuốn báo Hoa học trò có hình một thành viên ban nhạc, anh nhận định về cậu ca sĩ đó, con gái anh sửng sốt về việc bố biết nên cũng trao đổi lại. Thế là chuyện này xọ qua chuyện nọ, cả hai cùng tranh luận, khen chê từ ca khúc đến các sự kiện. Là một chuyên gia về quan hệ công chúng, anh dễ dàng phân tích ra các chiêu trò mà cả hai ban nhạc đang làm, chỉ cho con thấy cách mà họ tạo sự kiện, tạo dư luận… Từ chuyện ban nhạc, dần dần cô con gái kể cho anh nghe về nhiều vấn đề, chuyện bạn bè này trong lớp, chuyện rung động với chàng trai kia, thậm chí cả những ước mơ tương lai. Nhờ đó anh phát hiện ra con mình rất có khiếu viết truyện, thậm chí đã viết mấy truyện nhưng chỉ cho bạn bè đọc. Có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động và thậm chí còn có ước mơ trở thành người có thể chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, chuyên gia tham vấn của Nhà Văn hóa Phụ nữ TP, cho rằng, con cái hoàn toàn không có gì khó hiểu mà chẳng qua chính các phụ huynh, do ít quan tâm, trao đổi nên mới không hiểu. Thực ra dù điều kiện vật chất có rất nhiều điều khác biệt nhưng bản chất tuổi trẻ vẫn thế và nếu có sự tiếp xúc tốt với con, sẽ có thể dễ dàng hiểu được những mong muốn, suy nghĩ của con mình bởi bố mẹ nào cũng đã trải qua một thời tuổi trẻ.
Ở hướng ngược lại, chị cũng khuyên các bạn trẻ rằng đừng nên phản ứng bằng cách bài bác bố mẹ, chê bai bố mẹ cổ hủ, lạc hậu, không hiểu con… Phê phán là nguyên tắc tối kỵ trong tranh luận, thực tế các quyết định, lựa chọn của bố mẹ đều dựa trên căn bản là tình yêu với con mình. Điều gây khó là đôi khi họ không biết rằng lựa chọn của họ là không phù hợp với chính con mình mà thôi. Lấy ví dụ trường hợp của D., thay vì phản bác và cho rằng bố mẹ chẳng hiểu gì về con, D. nên chấp nhận suy nghĩ của bố mẹ, bởi ở một góc độ nào đó điều đó không sai. Sau đó, bạn mới trình bày quan điểm của mình về trình độ, ưu nhược điểm của cá nhân bạn không phù hợp với ngành y… dần dần tạo cho bố mẹ một hình ảnh ngành y thì rất tốt nhưng lại không tốt cho con mình. Từ đó có thể dẫn dắt qua ngành mà bạn thực sự ưa thích.
Chán không buồn nói
Hoàng Thị H., học sinh lớp 11 Trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh, TPHCM) tâm sự tại buổi sinh hoạt Đoàn hè 2018 rằng bố mẹ bạn về đến nhà là cắm đầu vào điện thoại, máy tính bảng. H. có rất nhiều chuyện để tâm sự, từ chuyện trường học, thầy cô, bạn bè, đến những trở ngại tình cảm, những trăn trở về định hướng học tương lai. Thế nhưng, cứ nói vài câu là không bố thì mẹ gạt đi “bố mẹ đi làm về rất mệt, để khi khác nói”. Dần dần, H. quen với việc mọi chuyện từ mình giải quyết, tự mình quyết định, năm nay lên lớp 12, sang năm thi đại học, H. tự chọn con đường cho mình, còn bố mẹ thì sửng sốt sau đó phản đối. Khi H. tỏ ra bướng bỉnh theo lựa chọn của mình thì bố mẹ H. đi tâm sự với mọi người rằng, con bé lỳ lợm quá. Còn H. thì thờ ơ, bởi thực ra con đường mình chọn đã định hình từ lâu và có hướng đi cụ thể, chỉ là H. cảm thấy “chán chả buồn nói” với bố mẹ mà thôi.
D., học sinh Trường THPT Ngô Quyền, lại lâm vào cảm giác hoang mang lo sợ. Bố mẹ D. thích bạn vào trường y, sau này trở thành bác sĩ trong khi bản thân D. lại thích kinh tế. D. kể, bố mẹ bạn suốt ngày ngồi vẽ ra viễn cảnh tương lai làm bác sĩ thu nhập khá, được trọng vọng… thế nhưng điều đơn giản nhất mà bậc phụ huynh không biết là D. hoàn toàn không có niềm tin về khả năng thi đậu trường y. D. hiểu rõ năng lực học tập, khả năng thực tế của mình và hoàn toàn không có ảo tưởng sẽ dễ dàng vào học trường y. Đó là chưa kể bạn cũng không thích ngành y và luôn có cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy máu hay các vụ tai nạn nhưng lại không dám nói với bố mẹ. Bởi theo D., “bố mẹ chẳng hiểu gì về mình cả”.
Ở hướng ngược lại, không ít các ông bố bà mẹ đã liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm tư vấn tâm lý chỉ để than phiền rằng họ không thể hiểu được con cái của chính mình. Thậm chí, có người nửa đêm gọi điện cho tư vấn viên, bật khóc vì không thể hiểu vì sao con mình lại khó hiểu như vậy. Điều khiến các ông bố bà mẹ khó giải thích nhất là vì sao, mọi suy nghĩ, quyết định của họ đều là những gì tốt nhất cho con nhưng bản thân những đứa con lại nhất quyết từ chối. Đứa mạnh mẽ thì phản đối ra mặt, đứa nhút nhất thì chịu đựng nhưng rồi lại ngầm phản ứng tiêu cực.
Thực ra, bố mẹ và con cái hiểu nhau nhất
Trên diễn đàn về dạy con, một ông bố kể lại trường hợp của mình, anh có một cô con gái năm nay học lớp 8, cái tuổi dở dở ương ương nhất của một thiếu nữ. Vợ anh suốt ngày nhức đầu vì không thể hiểu nổi con gái mình, còn anh sau một thời gian thấy vợ than phiền bèn thử gần gũi lại con mình. Tình cờ đọc một dòng tâm sự của con đang giận nhau với đứa bạn thân do hai đứa thích hai ban nhạc nam Hàn Quốc khác nhau. Anh bèn lên mạng tìm hiểu về cả hai nhóm nhạc này, nghiên cứu các chi tiết xung quanh các thành viên. Sau đó, trong một lần thấy cuốn báo Hoa học trò có hình một thành viên ban nhạc, anh nhận định về cậu ca sĩ đó, con gái anh sửng sốt về việc bố biết nên cũng trao đổi lại. Thế là chuyện này xọ qua chuyện nọ, cả hai cùng tranh luận, khen chê từ ca khúc đến các sự kiện. Là một chuyên gia về quan hệ công chúng, anh dễ dàng phân tích ra các chiêu trò mà cả hai ban nhạc đang làm, chỉ cho con thấy cách mà họ tạo sự kiện, tạo dư luận… Từ chuyện ban nhạc, dần dần cô con gái kể cho anh nghe về nhiều vấn đề, chuyện bạn bè này trong lớp, chuyện rung động với chàng trai kia, thậm chí cả những ước mơ tương lai. Nhờ đó anh phát hiện ra con mình rất có khiếu viết truyện, thậm chí đã viết mấy truyện nhưng chỉ cho bạn bè đọc. Có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động và thậm chí còn có ước mơ trở thành người có thể chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, chuyên gia tham vấn của Nhà Văn hóa Phụ nữ TP, cho rằng, con cái hoàn toàn không có gì khó hiểu mà chẳng qua chính các phụ huynh, do ít quan tâm, trao đổi nên mới không hiểu. Thực ra dù điều kiện vật chất có rất nhiều điều khác biệt nhưng bản chất tuổi trẻ vẫn thế và nếu có sự tiếp xúc tốt với con, sẽ có thể dễ dàng hiểu được những mong muốn, suy nghĩ của con mình bởi bố mẹ nào cũng đã trải qua một thời tuổi trẻ.
Ở hướng ngược lại, chị cũng khuyên các bạn trẻ rằng đừng nên phản ứng bằng cách bài bác bố mẹ, chê bai bố mẹ cổ hủ, lạc hậu, không hiểu con… Phê phán là nguyên tắc tối kỵ trong tranh luận, thực tế các quyết định, lựa chọn của bố mẹ đều dựa trên căn bản là tình yêu với con mình. Điều gây khó là đôi khi họ không biết rằng lựa chọn của họ là không phù hợp với chính con mình mà thôi. Lấy ví dụ trường hợp của D., thay vì phản bác và cho rằng bố mẹ chẳng hiểu gì về con, D. nên chấp nhận suy nghĩ của bố mẹ, bởi ở một góc độ nào đó điều đó không sai. Sau đó, bạn mới trình bày quan điểm của mình về trình độ, ưu nhược điểm của cá nhân bạn không phù hợp với ngành y… dần dần tạo cho bố mẹ một hình ảnh ngành y thì rất tốt nhưng lại không tốt cho con mình. Từ đó có thể dẫn dắt qua ngành mà bạn thực sự ưa thích.