Buồn vui từ sàn đấu giá mỹ thuật

Phiên đấu giá tranh vị nghệ thuật đầu tiên ở Việt Nam vừa diễn ra tại TPHCM nhưng có vẻ dư âm của phiên đấu giá vẫn nóng hổi. Lần đầu tiên, các tác phẩm mỹ thuật được đưa ra đấu giá không phải gánh vác thêm trọng trách nào khác, ngoài sứ mệnh khẳng định giá trị tác phẩm, đưa tác phẩm đến với người yêu mỹ thuật, yêu cái đẹp. Những cảm xúc buồn, thương lẫn lộn, nhưng tất cả hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn với thị trường mỹ thuật Việt.
Buồn vui từ sàn đấu giá mỹ thuật

Phiên đấu giá tranh vị nghệ thuật đầu tiên ở Việt Nam vừa diễn ra tại TPHCM nhưng có vẻ dư âm của phiên đấu giá vẫn nóng hổi. Lần đầu tiên, các tác phẩm mỹ thuật được đưa ra đấu giá không phải gánh vác thêm trọng trách nào khác, ngoài sứ mệnh khẳng định giá trị tác phẩm, đưa tác phẩm đến với người yêu mỹ thuật, yêu cái đẹp. Những cảm xúc buồn, thương lẫn lộn, nhưng tất cả hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn với thị trường mỹ thuật Việt.

Còn thiếu chuyên nghiệp

Phiên đấu giá vị nghệ thuật đầu tiên cũng là sự kiện chính thức đánh dấu sự ra mắt của Ly Thi Auction - nhà đấu giá mỹ thuật đầu tiên tại Việt Nam. Có 14 tác phẩm nghệ thuật được bán đấu giá trực tiếp tại sàn. Sự kiện được giới mỹ thuật chờ đón và đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, buổi đấu giá để lại cho người tham gia những cảm xúc buồn vui lẫn lộn, bởi cách thức tổ chức, điều hành còn cứng nhắc và thiếu chuyên nghiệp. Ngoài một số trục trặc ở khâu âm thanh, ánh sáng; nhiều người tham dự phiên đấu cũng bày tỏ sự không hài lòng về cách thức điều hành. Việc người điều hành gợi ý mức giá cụ thể cho người tham gia đấu giá qua điện thoại và bật loa ngoài trong khán phòng, công bố tin nhắn và danh tính người tham gia đấu giá… khiến nhiều người tham dự không đồng tình.

Theo dõi suốt phiên đấu, TS Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, chia sẻ: “Sàn đấu giá mỹ thuật là tín hiệu vui nhưng tôi có cảm giác vừa buồn vừa thương. Thương bởi thị trường mỹ thuật Việt Nam rất cần sự mạnh dạn dấn thân như Ly Thi Auction, nhưng cũng hơi buồn vì nhà tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng”.

Khung cảnh buổi đấu giá tranh vị nghệ thuật

Phiên đấu thu hút sự quan tâm của công chúng bởi có tác phẩm của các danh họa nổi tiếng của Việt Nam và Indonesia, đặc biệt là 2 danh họa sinh cùng năm Lê Phổ (1907-2001) và Affandi (1907-1990). Nếu họa sĩ Affandi nổi tiếng của Indonesia từng đạt giá tranh cao nhất hơn 940.000 USD thì danh họa Lê Phổ của Việt Nam cũng không kém cạnh với tác phẩm từng có mức giá kỷ lục hơn 840.000 USD. Bên cạnh đó, phiên đấu còn có những tác phẩm của các họa sĩ Hasim (Indonesia), Trần Đồng Lương, Lê Văn Xương, Lê Kinh Tài, Bùi Tiến Tuấn, Nguyễn Ngọc Đan, Lương Lưu Biên, Lê Thiết Cương, Nguyễn Hoài Hương.

Có 4 trong tổng số 14 tác phẩm bán đấu giá trực tiếp được mua. Đó là Hoa cẩm chướng (sơn dầu) của Nguyễn Ngọc Đan bán được 2.500 USD (giá khởi điểm 2.000 USD), tác phẩm Chân dung thiếu nữ (thuốc vẽ trộn keo trên giấy) của Trần Đông Lương được bán 23.000 USD (giá khởi điểm 22.000 USD), bức Thiếu nữ (thuốc vẽ trộn keo trên lụa) của Lê Văn Xương bán 22.500 USD (giá khởi điểm 22.000 USD). Cao nhất là tác phẩm Mẫu đơn đỏ (sơn dầu trên ván) của danh họa Lê Phổ được bán với giá 40.000 USD (mức khởi điểm 30.000 USD). Vẫn như thường lệ, tác phẩm được lùng mua là tranh của các họa sĩ... đã mất, dù giá bán không chênh lệch nhiều so với mức khởi điểm. Trong số các họa sĩ trẻ, chỉ bán được 1 tác phẩm của Nguyễn Ngọc Đan; còn tranh các họa sĩ đương đại nổi tiếng hiện nay như Lê Thiết Cương, Lê Kinh Tài, Bùi Tiến Tuấn, Lương Lưu Biên, Nguyễn Hoài Hương… đều không ai mua. Giá khởi điểm cao nhất 180.000 USD là tác phẩm Hội chợ phù hoa của Affandi (sáng tác vào thập niên 1960) cũng không có người mua.

Cứ đi “để lối thành đường”

Khác với phiên đấu giá tranh từ thiện, phiên đấu giá vị nghệ thuật đầu tiên diễn ra ít có phần kịch tính. Tuy nhiên, phiên đấu đã thực sự mang lại một cái nhìn khách quan về thị trường mỹ thuật khi khẳng định giá trị đích thực của tác phẩm, góp phần hình thành thị trường mỹ thuật đúng nghĩa, minh bạch và phát triển.

Họa sĩ Lương Lưu Biên chia sẻ: “Hy vọng sự kiện này sẽ là một trong những bước đi mang lại sự chuẩn mực và niềm tin cho các nhà đầu tư, những người yêu nghệ thuật. Từ đó, có thể hướng đến lành mạnh hóa thị trường và môi trường nghệ thuật ở Việt Nam”.

TS Mã Thanh Cao cũng bày tỏ, tuy chưa đạt được kết quả như mong đợi, nhưng việc ra đời một sàn đấu giá mỹ thuật chuyên nghiệp là tín hiệu vui, đáng khích lệ. Điều này còn có ý nghĩa rất lớn, là động lực để các họa sĩ đương đại, họa sĩ trẻ tìm tòi sáng tạo khẳng định mình, đồng thời góp phần hình thành thị trường mỹ thuật thực sự và lành mạnh tại Việt Nam.

“Chúng tôi cố gắng tuyển chọn những tác phẩm có nguồn gốc rõ ràng để tham gia đấu giá, hướng tới một mục tiêu lớn nhất là xây dựng thị trường mỹ thuật trong sạch, minh bạch”, bà Lý Bích Ngọc, đại diện Ly Thi Auction, chia sẻ. Bà Bích Ngọc nói thêm, tuy còn khá mới mẻ nhưng mỹ thuật là một kênh đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng tại Việt Nam. Ly Thi Auction làm việc để thúc đẩy sự hiện diện của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường chuyên nghiệp quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng và tính minh bạch cho các bộ sưu tập trong nước. Dù vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng Ly Thi Auction sẽ không bỏ cuộc.

Cách đây không lâu, một gallery ở Singapore đã đầu tư cho loạt tác phẩm của Lê Kinh Tài một con số gây sốc - 4,8 tỷ đồng. Năm ngoái cũng tại TPHCM, nhà đầu tư nước ngoài Urban Art đã đánh dấu sự tham gia thị trường mỹ thuật Việt Nam bằng triển lãm bề thế của 3 nghệ sĩ: họa sĩ Lê Kinh Tài, Nguyễn Quang Vinh và nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn. Cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ The V-Art đã bước vào chung khảo, với số tiền đầu tư cho giải thưởng trên 2,5 tỷ đồng.

Trong vòng 2 tháng đã có 2 phiên đấu giá tác phẩm mỹ thuật được tổ chức. Tất cả là tín hiệu vui, những cánh én mang lại hứng khởi và nhiều hy vọng cho nghệ thuật và những người yêu mỹ thuật.

MINH AN

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen's Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức ).
Khách tham quan Bảo tàng Lịch sử TPHCM

Hướng tiếp cận mới để số hóa di sản

Việc số hóa di sản không chỉ là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ; trước những thách thức của thời gian, số hóa còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Hỗ trợ báo chí trong truyền thông chính sách

Hỗ trợ báo chí trong truyền thông chính sách

Việc hỗ trợ báo chí trong truyền thông chính sách chính là bệ phóng để cơ chế, chính sách, nghị quyết đi vào thực tiễn hiệu quả và được sự đón nhận, đồng thuận cũng như phản hồi từ người dân để cùng TPHCM phát triển.
Tác phẩm vẽ Nhà thờ lớn Hà Nội trên nắp capo ôtô đoạt giải UOB Painting of the Year tại Việt Nam

Tác phẩm vẽ Nhà thờ lớn Hà Nội trên nắp capo ôtô đoạt giải UOB Painting of the Year tại Việt Nam

Nghệ sĩ Trịnh Minh Tiến với tác phẩm Thủy Phủ vừa đạt giải cao nhất cuộc thi UOB Painting of the Year năm đầu tiên tại Việt Nam. Qua tác phẩm đặc biệt sơn xịt trên nắp ôtô, Minh Tiến khéo léo nêu bật sự tương phản giữa di sản nhân tạo với sự vô thường của thời gian, ký ức.
Những khúc nhạc trừu tượng

Những khúc nhạc trừu tượng

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh tổ chức triển lãm cá nhân chủ đề “Nhạc khúc”, diễn ra từ nay đến hết tháng 10, tại Thi Art Space (Y1 Hồng Lĩnh, phường 15, quận 10).
Hoài niệm Hà Nội phố giữa nhịp sống hiện đại

“Chút tình gửi phố" - Triển lãm của chàng họa sĩ trẻ Sài Gòn “phải lòng” Hà Nội

Chút tình gửi phố là tên gọi triển lãm tranh màu nước do họa sĩ Hoàng Phong cùng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức từ 10 đến 29-10, tại không gian 2 tầng Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đúng dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2023).
The Singing Hair - Nơi tóc thăng hoa

The Singing Hair - Nơi tóc thăng hoa

Không ngừng nắm bắt cơ hội cho các học viên tiếp cận với nhiều xu hướng làm tóc mới trên thế giới, Hang Thuy Nguyen International Hair Academy sẽ mang đến buổi workshop duy nhất mang chủ đề “The Singing Hair”.
Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề "Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen"

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề "Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen"

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Láng Sen tổ chức cuộc thi vẽ tranh trên chất liệu canvas với chủ đề "Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen".
Nghĩa tình nghệ sĩ đầy nhân ái qua triển lãm ảnh 3D lần 2

Nghĩa tình nghệ sĩ đầy nhân ái qua triển lãm ảnh 3D lần 2

Trong không khí rộn ràng của ngày hội, lần đầu tiên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật đã hân hạnh đón tiếp rất nhiều nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, người mẫu, ca sĩ, doanh nhân đến tham dự buổi triển lãm ảnh 3D lần 2 với chủ đề "Nghĩa tình nghệ sĩ".
Bình yên trong màu sắc thiên nhiên

Bình yên trong màu sắc thiên nhiên

Triển lãm cá nhân của họa sĩ Hùng Rô (tên thật Nguyễn Mạnh Hùng) chủ đề “Thiên nhiên - Câu chuyện tình yêu”, diễn ra từ nay đến ngày 1-10, tại J Art Space (30 đường số 10, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức).
Gần hai thế kỷ cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu

Gần hai thế kỷ cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu

“Gần hai thế kỷ cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu” là triển lãm chuyên đề do Trung Nguyên Legend và Bảo tàng Thế giới Cà phê đồng tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) từ ngày 19-8 đến tháng 11-2023.